Thành thạo tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng. Phần lớn các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng bắt đầu học tiếng Anh sớm là điều tốt, thế nhưng nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Cùng ILO lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề này nhé!
Thành thạo tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng. Phần lớn các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng bắt đầu học tiếng Anh sớm là điều tốt, thế nhưng nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Cùng ILO lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề này nhé!
Luôn tạo môi trường tương tác trực tiếp cùng con là điều cha mẹ nào cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, trường hợp bạn không có thời gian hay không thành thạo ngoại ngữ. Vậy có nên cho bé 3 tuổi học tiếng Anh với chương trình online?
Trên thực tế, phương pháp này hiện được nhiều phụ huynh đón nhận. Lý do vì nó linh hoạt, ba mẹ tiết kiệm thời gian đưa đón, bé chủ động học mọi lúc mọi nơi.
Mặt khác, những chương trình Online được đầu tư phát triển cả về hình ảnh lẫn nội dung giảng dạy. Tất cả thiết kế phù hợp đúng với lứa tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt đi kèm lộ trình rõ ràng, phụ huynh có thể theo dõi được tiến độ, kết quả học của con.
Vấn đề khúc mắc có nên cho trẻ học tiếng Anh từ 3 tuổi đã được làm rõ. Vậy để quá trình song ngữ diễn ra hiệu quả, bé phát huy hết khả năng, bạn cần bắt đầu dạy tiếng Anh cho bé 3 tuổi từ đâu? Sau đây là cẩm nang phương pháp hữu ích cha mẹ tham khảo áp dụng cho con:
Học tiếng Anh từ nhỏ giúp não bộ hoạt động linh hoạt, cải thiện trí nhớ, khả năng sáng tạo và khả năng nhận thức. Khi học, con được rèn luyện trí não (để ghi nhớ từ mới, các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt…) giúp phát triển triển tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
Ngoài những lợi ích trên, việc tiếp xúc với ngoại ngữ sớm cũng có lợi cho quá trình học tập về lâu dài của con. Trong tương lai, con sẽ có cơ hội thành công cao hơn, chẳng hạn như đi du học, xin việc ở các công ty nước ngoài. Cho con làm quen với tiếng Anh sớm cũng mở ra cơ hội để bé có cơ hội khám phá thế giới và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau.
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng 0-3 tuổi là giai đoạn quá sớm để học tiếng Anh. Bởi vì lúc này con chưa thành thạo với tiếng mẹ đẻ, việc phải tiếp nhận một ngôn ngữ mới có thể gây cho bé bối rối.
Họ lập luận rằng sau khi thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, mới nên cho con học một ngôn ngữ khác. Trẻ em 3-5 tuổi đã có thể nói tiếng mẹ đẻ khá tốt, não bộ đang phát triển tích cực và luôn sẵn sàng để tiếp nhận cái mới một cách tự nhiên như miếng bọt biển. Vì thế, dạy học tiếng Anh cho bé 3 tuổi trở lên sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, bé giai đoạn này cũng đã biết tuân thủ các quy tắc mà người lớn đưa ra. Con sẽ biết áp dụng các nguyên tắc như học tiếng mẹ đẻ để học ngôn ngữ thứ 2 mà không gặp khó khăn. Kết quả là con sẽ dễ dàng ghi nhớ từ, cụm từ và các cấu trúc nếu được học thường xuyên.
Thậm chí, nếu cho con vào môi trường tiếng Anh bài bản như ở các trường mầm non song ngữ, bé sẽ được tiếp xúc với ngoại ngữ một cách tự nhiên thông qua các trò chơi, bài thơ, bài hát… Chắc chắn con sẽ đạt được kết quả đáng kinh ngạc như có vốn từ phong phú, nói thành thạo và thích nghi với xã hội đa ngôn ngữ.
Trong quá trình cho trẻ 3 tuổi học Tiếng Anh cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề. Mục đích nhằm tránh biến việc học trở thành nỗi ám ảnh hoặc áp lực nặng nề với con.
Những gì bé được tiếp nhận khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ sẽ dễ dàng ăn sâu vào trí nhớ. Thậm chí, tất cả sẽ trở thành kiến thức căn bản. Vì vậy cha mẹ lưu ý dạy trẻ cách phát âm chuẩn ngay từ đầu.
Nếu như bạn không giỏi ngoại ngữ này, hãy đưa trẻ đến học tại trung tâm hoặc thuê gia sư. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí, vẫn đảm bảo trẻ phát âm hiệu quả, cha mẹ có thể cho bé học qua App Monkey.
Với Monkey Phonics, các con tiếp cận bài học với 100% giọng đọc bản xứ. Suốt quá trình, trẻ được rèn luyện phát âm chuẩn, không bị thiếu âm cuối.
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Một số chuyên gia cho rằng các bé độ tuổi này có khả năng ghi nhớ nhanh và nhớ lâu. Hơn nữa, giai đoạn này bé sẽ thẩm thấu tiếng Anh một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ. Việc học lúc này rất nhẹ nhàng mà không phải lo lắng hay áp lực gì.
Các giáo viên và chuyên gia ủng hộ quan điểm này nhấn mạnh rằng các bé 0-3 tuổi nếu học tiếng Anh thì không cần phải tới các lớp học riêng. Bé có thể học một cách vô thức trong lúc chơi game, nghe các bài hát tiếng Anh hoặc xem video hoạt hình tiếng Anh…
Ưu điểm của học tiếng Anh trước 3 tuổi là con không bị ức chế, áp lực và không sợ mình phát âm sai. Song, theo các chuyên gia, hạn chế của việc học ngôn ngữ thứ 2 khi còn quá bé và không được học một cách bài bản theo trường lớp là khó để giao tiếp thành thạo được.
Việc luyện tập nói tiếng Anh cho bé là điều cần thiết. Đơn giản vì trẻ nhỏ học bất kỳ ngôn ngữ nào đều cần có sự tương tác với những người xung quanh.
Con được nghe âm thanh, ngữ điệu để thực hành liên tục. Như vậy bản thân làm chủ ngôn ngữ thay vì thụ động để vốn từ đó trong đầu.
Ngoài ra, cha mẹ có thể khéo léo lồng ghép tiếng Anh vào hoạt động mỗi ngày. Chẳng hạn như khuyến khích trẻ nói lời chào, tạm biệt, giới thiệu bản thân. Hay thực hành từ, câu trẻ vừa nghe trên bài hát, Flashcard,...
Dù với bất kỳ cách luyện tập nào, cha mẹ cũng nên lưu ý đây là sự tương tác. Nó không mang ý nghĩa kiểm tra, bé có nghĩa vụ phải học thuộc, biết ngay.
Trong quá trình nếu con mắc lỗi cha mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở, không nên ngắt ngang, ra lệnh con lặp lại. Thay vào đó, hãy chú trọng luyện phát âm hơn là bắt trẻ nhớ từ vựng. Trường hợp trả lời đúng, bạn cho con lời khen khích lệ.
Thêm nữa, với lứa tuổi còn quá nhỏ, việc bắt lỗi ngữ pháp là một sai lầm nên tránh. Điều này vô tình đưa trẻ vào thói quen nghĩ câu sao cho đúng rồi mới nói.
Đặc biệt nhất, cha mẹ đừng khiến con tự ti, chán ghét ngoại ngữ khi so sánh trẻ với bạn bè. Bạn chính là người hiểu năng lực của con nhất, nên hãy kiên nhẫn đồng hành.
Xem thêm: 5+ Bí quyết dạy tiếng Anh cho bé 1 tuổi, ba mẹ thông thái nên biết
Trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi, các con đang bắt đầu tập nói, hình thành ngôn ngữ. Việc học tiếng Anh sớm sẽ khiến trẻ mất tập trung và khó thành thạo tiếng mẹ đẻ.
Chẳng hạn như trường hợp bé kết hợp 2 thứ tiếng khi nói "Đây là cái cup". Hoặc con gặp vấn đề diễn đạt, câu từ lộn xộn không ai hiểu. Cha mẹ nhìn vào đấy và cho rằng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển. Thậm chí, nhiều người ngăn chặn cấm trẻ nói như vậy.
Nhưng theo nhiều nghiên cứu, đây vốn là phản ứng bình thường. Trẻ chỉ phản xạ dùng từ vựng nào con được tiếp xúc nhiều hơn. Nó cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy bé nhận thức và tiếp thu ngôn ngữ.
Vì thế cha mẹ đừng cố gắng xóa bỏ, vô tình giới hạn khả năng phát triển song ngữ ở con. Từ một góc nhìn khác, những em bé có cha mẹ là người Việt và Mỹ. Con đã bắt đầu giao tiếp 2 thứ tiếng ngay lúc bi bô tập nói. Đến khi lớn lên rất thành thạo, nói chuẩn như người bản xứ.
Rõ ràng việc học tiếng Anh không hề làm ảnh hưởng tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Cha mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó tìm hiểu để con phát triển tốt xu hướng này.
Cụ thể học theo hướng "học mà chơi" qua bài hát, Flashcard, giao tiếp trong hoạt động thường ngày,...Hay cho con học tiếng Anh qua App có thiết kế phù hợp với từng độ tuổi.