Hãy nhận hạt dẻ của Sóc Nhí nhé!
Hãy nhận hạt dẻ của Sóc Nhí nhé!
Này, bạn có muốn nhận thêm 3 lượt tải xuống MIỄN PHÍ mỗi ngày không?Nhận thêm 3
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Cứ khoảng 4 giờ chiều hàng ngày, anh Võ Cao Đỉnh (trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) lại đi ra bờ biển gần nhà để nhặt những chiếc vỏ ốc, chai lọ thủy tinh, cành cây… để về sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo.
“Tôi bắt đầu làm sản phẩm này khoảng 5 năm trở lại đây, còn dự định thì đã ấp ủ từ rất lâu. Vì sinh ra và lớn lên ở vùng biển nên tôi luôn có suy nghĩ phải làm gì đó khác lạ từ những sản vật có sẵn ở quê hương”, anh chia sẻ.
Những vỏ ốc này đều được anh Đỉnh nhặt ngoài bờ biển về làm.
Ban đầu, anh sử dụng những chiếc vỏ ốc nhặt được trên bờ biển để làm đồ chơi cho con gái và trang trí trong quán cà phê của mình. Khi mới làm, anh chỉ có thể làm được những con vật đơn giản như gà, hươu… Sau này, anh làm lâu dần mới nảy ra nhiều ý tưởng mới, lạ như làm nhiều con vật khó hơn: voi, tê giác, chim… hay các sản phẩm xe máy, thuyền, chuông gió, bó hoa và tranh…
Sắp tới, anh chuẩn bị cho ra mắt thị trường những sản phẩm chai, lọ tái chế. Chai, lọ là những chai tương, mắm, rượu… được một số người ném ra sông, suối hay biển. Anh đi nhặt chúng về và dùng những chiếc vỏ ốc nhặt được tạo thành sản phẩm trong chai, lọ đó. Loại này tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện nhưng rất tiềm năng, khách nước ngoài có thể mang đi xa dễ dàng.
Bức tranh này được anh Đỉnh lựa chọn từng chiếc vỏ ốc và ghép, dính lại.
Tùy thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm, thời gian hoàn thiện khác nhau, dao động từ 30 phút đến 2 tiếng. Có sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ và đòi hỏi sự tỉ mỉ có khi mất cả ngày mới hoàn thành.
Cũng tùy thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm, giá bán cũng khác nhau, dao động từ vài chục nghìn đến hơn một triệu đồng/sản phẩm. Cụ thể, chuông gió và lọ hoa giá bán dao động từ 80.000 – 300.000 đồng/sản phẩm. Còn tranh thì giá bán sẽ trên 500.000 đồng/bức.
Do là sản phẩm thủ công hoàn toàn, ngay từ khi đi nhặt vỏ ốc, anh đã tính toán nhặt vỏ này về dùng vào mục đích gì. Những sản phẩm của anh gần như sử dụng nguyên bản những chiếc vỏ ốc nhặt được và hoàn toàn màu tự nhiên để sản phẩm mang ý nghĩa hơn.
Anh cho biết công việc này xuất phát từ đam mê nên mọi sản phẩm đều tự anh sáng tạo ra.
Ngoài bán sản phẩm, anh cũng trưng bày các sản phẩm mình làm ra tại quán cà phê của gia đình.
Theo anh, một trong những công đoạn khó nhất đó chính là khử trùng vỏ ốc cho hết mùi hôi, tanh. Anh phải tìm nhiều loại nước tẩy để làm sạch ốc mà không mất đi màu sắc tự nhiên trên vỏ ốc.
“Khi ốc đã sạch, tôi mới ghép chúng lại và sử dụng keo dính phù hợp và có độ bền cao để trưng sản phẩm trong thời gian dài”, anh chia sẻ.
Nhờ sự sắp đặt hài hòa, những sản phẩm của anh thu hút rất nhiều khách đặt mua. Nhưng điều thú vị nhất mà anh chia sẻ đó là anh làm các sản phẩm này đều bằng sở thích và đam mê, sự sáng tạo của bản thân. Anh không sao chép hay phải học qua lớp nào liên quan đến nghệ thuật.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Chậu bưởi cảnh này đã được một đại gia đặt mua luôn khi vừa xuống vườn trưng bày, giá bán là 250 triệu đồng.
Ngày 8/3/2019, tại Hà Nội, hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân, tình nguyện viên tại nhiều tỉnh, thành phố đã xuống đường để nhặt rác hưởng ứng sự kiện “Chiến dịch nhặt rác toàn quốc ngày 8/3”.
Các doanh nhân, tình nguyện viên nhặt rác khu Tràng Tiền và Bờ Hồ, Hà Nội
Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia có nhiều rác thải. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của mỗi chúng ta cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Trashpackers, là cộng đồng những người tự nguyện nhặt rác phát triển trên 43 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù mới thành lập cuối năm 2018 nhưng Trashpackers đã tạo ra rất nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho môi trường điển hình như sự kiện nhặt rác đêm Giáng Sinh tại 3 tỉnh thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Quảng Trị; làm sạch bờ biển Vĩnh Lương tại Nha Trang, biến khu rác tồn đọng nhiều năm trở thành sân cát chơi bóng cho trẻ...
Với mục tiêu là biến Việt Nam trở thành Top 3 quốc gia sạch nhất Đông Nam Á, Trashpackers Vietnam Team tổ chức ngày phụ nữ nhặt rác khắp toàn quốc để kỷ niệm ngày 8/3/2019. Sự kiện góp phần tích cực trong việc BVMT, đặc biệt cũng nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc BVMT. Đồng thời, Trashpackers Vietnam Team cũng mong rằng, qua đó sẽ có thêm nhiều tình nguyện viên để chung tay BVMT, xây dựng đất nước Việt Nam sạch, đẹp.