Tình Hình Công Nhân Lao Động Hiện Nay

Tình Hình Công Nhân Lao Động Hiện Nay

Xuất khẩu lao động qua Úc luôn là một thị trường mà hầu hết người lao động Việt Nam muốn khám phá. Tuy nhiên, Úc vẫn còn là một điều không thể nằm trong tầm với của người dân Việt Nam. Vậy để xuất khẩu lao động qua Úc, chúng ta cần đáp ứng những điều kiện gì? Chi phí sinh sống và mức lương như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Xuất khẩu lao động qua Úc luôn là một thị trường mà hầu hết người lao động Việt Nam muốn khám phá. Tuy nhiên, Úc vẫn còn là một điều không thể nằm trong tầm với của người dân Việt Nam. Vậy để xuất khẩu lao động qua Úc, chúng ta cần đáp ứng những điều kiện gì? Chi phí sinh sống và mức lương như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tăng nhưng việc thụ hưởng quyền lợi còn một số khó khăn

Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, số người tham gia BHXH, BHYT tiếp tục tăng trưởng. Tính trên cả nước năm 2023 có khoảng 18,26 triệu người tham gia BHXH tương đương 39,25% lực lượng trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện BHXH cho NLĐ còn tồn tại một số vấn đề như:

Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn xảy ra, đặc biệt là ở những DN làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể, không có khả năng tài chính. Thậm chí một số DN tìm cách tránh né trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ thông qua việc không ký HĐLĐ với NLĐ mà chỉ bố trí sản xuất 14 ngày, sau đó cho NLĐ nghỉ 1-2 ngày rồi lại đi làm tiếp.

Tình trạng rút BHXH xã hội một lần có xu hướng tăng, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo NLĐ nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và thiệt hại khi quyết định rút BHXH một lần. Khi phân tích nguyên nhân, người lao động rút BHXH một lần do nhiều yếu tố như: cuộc sống gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải tiêu trước “tiền để dành”; do nghe theo dư luận cho rằng NLĐ sẽ bị thiệt khi chính sách thay đổi theo đề xuất tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Bên cạnh đó, một số NLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Thay vì giữ lại BHXH cho tương lai, nhiều NLĐ đề nghị rút BHXH một lần để chi tiêu ngay cả khi không quá cấp bách. Điều này có thể dẫn đến hậu quả thiếu sự bảo vệ tài chính khi NLĐ nghỉ hưu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ trong tương lai.

Nhìn chung, kết thúc năm 2023, những tháng đầu năm 2024, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, xung đột vũ trang, suy thoái kinh tế, nhưng bằng những đường lối đúng đắn của Đảng, nỗ lực của Chính phủ và cả hệ thống chính trị, vấn đề việc làm, tiền lương, thu nhập của NLĐ đã được cải thiện. Xét chung trong toàn nền kinh tế, các chỉ số về lao động, việc làm, thu nhập của NLĐ đã phục hồi ở mức trước đại dịch và đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay làm xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến công nhân lao động như: Tình trạng thiếu việc làm của NLĐ vẫn xảy ra; vấn đề dịch chuyển lao động từ các địa phương có lương tối thiểu vùng cao về các địa phương có lương tối thiểu vùng thấp; nhà ở, nhà trẻ, thiết chế văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của NLĐ, điều kiện sống chậm được cải thiện; một số hiện tượng tiêu cực trong NLĐ như rút BHXH một lần, tín dụng đen trong công nhân vẫn còn tồn tại; mức độ ổn định công việc của NLĐ giảm, đặc biệt đối với lực lượng NLĐ bước vào độ tuổi trung niên… cần được quan tâm giải quyết./.

Xem tiếp bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

NHÓM TÁC GIẢ: Nhạc Phan Linh, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Huyền Trang, Ngọ Duy Tân Cường, Lê Ngọc Duy, Tống Thị Huệ, Đỗ Phương Thảo, Phạm Trần Kim Phượng, Lê Thu Hà.

1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 10 kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam năm 2023

2. Bộ Công thương Việt Nam, Những tín hiệu tích cực trong xuất công nghiệp, hoạt động thương mại 4 tháng đầu năm 2024.

3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4.

4. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý I năm 2024.

5. Tổng cục Thống kê, Báo cáo số 71/BC-TCTK (ngày 27/4/2024), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2024

6. Viện Công nhân và Công đoàn, Báo cáo khảo sát thường niên Tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động năm 2023.

Thời giờ làm việc thuộc nhóm cao trên thế giới

Việt Nam là một trong số các quốc gia có thời giờ làm việc cao. Theo số liệu khảo sát 154 quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chỉ có 2 nước có số giờ làm việc trên 48 giờ/tuần; 1/3 số nước áp dụng là 48 giờ giống Việt Nam và khoảng 2/3 các nước có 48 giờ trở xuống. Trong khi đó, từ năm 1935, ILO đã thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ; đến năm 1962 tiếp tục đưa ra Khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm việc. Đến nay nhiều quốc gia tiên tiến đã giảm giờ làm xuống 7 giờ/ ngày, hoặc áp dụng tuần làm việc 36-40-44 giờ/ tuần, như Trung Quốc 40 giờ/ tuần, Nhật 40 giờ/ tuần, Singapore 44 giờ/ tuần, Mông Cổ 40 giờ/ tuần.

Khảo sát của Viện CNCĐ cuối năm 2023 cho thấy, ở khu vực DN, số giờ làm việc trung bình của NLĐ trong các DN cổ phần hóa/DN nhà nước là 45,04 giờ/tuần (tăng 0,19 giờ/tuần so với năm 2022); trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN tư nhân là 46,57 giờ/tuần (tăng 0,7 giờ/tuần so với năm 2022).

Việc thời gian làm việc thực tế/tuần của NLĐ trong các DN đều thấp hơn giờ làm việc tiêu chuẩn (48 giờ/tuần) là do ảnh hưởng của việc thiếu đơn hàng, sản xuất kinh doanh cầm chừng của nhiều DN trong giai đoạn trong và hậu Covid-19. Chỉ có 25,6% NLĐ có tăng ca. Số giờ tăng ca của NLĐ trong các DN FDI, doanh nghiệp tư nhân là 5,42 giờ/tuần (giảm 3,02 giờ/tuần) so với năm 2022; các DN nhà nước/cổ phần hóa là 6,01 giờ/tuần. Thời giờ tăng ca tác động đáng kể đến thu nhập của NLĐ, bởi tiền lương được trả trong thời giờ làm việc chính thức chủ yếu được các DN xác định dựa theo mức lương tối thiểu vùng (vốn khá thấp).

Đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn còn hạn chế

Trong quý I năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt mức 27,8%, cao hơn so với quý trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là 0,2% và 1,4%. Điều này phản ánh nỗ lực của nhà nước và các tổ chức liên quan trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngày càng khắt khe. Tuy nhiên cùng trong quý I năm nay, Việt Nam vẫn phải đối mặt với thực trạng có khoảng 1,4 triệu thanh niên từ 15 đến 24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo. Trong đó chủ yếu là thanh niên ở khu vực nông thôn và có xu hướng tăng ở khu vực này. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là sự thiếu hụt cơ sở vật chất và nguồn lực dành cho đào tạo nghề tại nông thôn. Nhiều thanh niên nông thôn không có đủ điều kiện kinh tế để tiếp cận các khóa đào tạo chuyên sâu hoặc thậm chí là cơ bản. Điều đó khiến họ không thể cải thiện kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của các công việc ngày càng cao.

Công việc phổ biến của người lao động xuất khẩu qua Úc

Úc có nhu cầu lao động rất lớn trong nhiều ngành nghề, do đó người lao động Việt Nam có thể tìm được các công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mình. Một số công việc phổ biến mà người lao động Việt Nam thường đảm nhận khi xuất khẩu sang Úc bao gồm:

Đây là ngành nghề có nhu cầu lao động rất lớn tại Úc. Người lao động Việt Nam có thể tìm được các vị trí như:

Úc có nhu cầu rất lớn về lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong các mùa thu hoạch. Một số công việc phổ biến bao gồm:

Bên cạnh các ngành nghề chính, người lao động Việt Nam cũng có thể tìm được các công việc trong lĩnh vực dịch vụ, như:

Úc cũng có nhu cầu lớn về lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm:

Với nền công nghiệp phát triển, Úc luôn có nhu cầu cao về lao động kỹ thuật, công nghệ, như:

Như vậy, người lao động Việt Nam có nhiều lựa chọn về công việc khi tham gia xuất khẩu lao động sang Úc. Tùy vào trình độ, kinh nghiệm và ngành nghề mà họ có thể tìm được những công việc phù hợp, với mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn so với Việt Nam.

Xuất khẩu lao động sang Úc đang là một xu hướng được nhiều người lao động Việt Nam quan tâm. Với nhu cầu thiếu hụt lao động trong nhiều ngành, Úc luôn sẵn sàng tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt là những người có tay nghề và ngoại ngữ tốt.

Mặc dù chi phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động Úc khá cao, nhưng đây vẫn là cơ hội tốt để người lao động Việt Nam có thể tiếp cận với nền kinh tế phát triển của Úc. Với mức lương trung bình lên tới 41.000 AUD/năm, người lao động có thể tích lũy được khoản tiền lớn sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt.

Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam có thể tìm được các công việc phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của mình, như xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật… Đây thực sự là cơ hội để họ cải thiện đời sống, tích lũy tài sản khi về nước.

Tuy nhiên, để có thể tham gia chương trình xuất khẩu lao động Úc, người lao động cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình và chi phí. Vì vậy, trước khi quyết định, cần tìm hiểu kỹ càng về chương trình và lựa chọn đơn vị uy tín để được hướng dẫn, hỗ trợ toàn diện.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ VIỆT PHÁT

Địa chỉ: 556 Lê Duẩn, P. Ea Tam, Tp. Bmt, Đăk Lăk

Email: [email protected]

Website:   https://vieclamvietphat.com

Tính đến tháng 10/2020, lao động nước ngoài vẫn tiếp tục gia tăng tại Nhật Bản, ghi nhận con số 1.724.000 người, tăng 65.000 người so với năm 2019 và là năm thứ 8 liên tiếp tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lệnh hạn chế nhập cảnh và nhu cầu của người nước ngoài đến Nhật cũng giảm, tỉ lệ gia tăng lao động nước ngoài tại Nhật Bản chỉ đạt 4,0%, giảm mạnh so với tỉ lệ tăng bình quân từ năm 2013 đến 2019 là 13,6%, đánh dấu một cú sốc giảm lớn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Lao động Nhật Bản về “Số lao động nước ngoài tại Nhật Bản theo quốc tịch”, vào thời điểm tháng 10/2020, Việt Nam có số lượng lao động lớn nhất, 444.000 người, tăng 10,63% so với cùng kỳ năm 2019; Tiếp đến là Trung Quốc với 419.000 người, tăng 0,26%, Philippines là 185.000 người, tăng 2,82%, Brazil 131.000 người, tăng 3,21%, Nepal 10.000 người, tăng 8,56%[1].

Tuy nhiên, theo thống kê cuối tháng 10/2021, có 285.080 cơ sở có tuyển dụng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, số lao động nước ngoài là 1.727.221 người, so với thời điểm tháng 10/2020 với 267.243 cơ sở và 1.724.328 lao động thì đã tăng 17.837 cơ sở và 2.893 người. Về số cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài và con số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, kể từ năm 2007 khi Bộ Y tế Lao động Nhật Bản bắt đầu thực hiện báo cáo thống kê, vẫn đạt mức cao nhất, song so với tốc độ gia tăng của năm trước thì có sự sụt giảm tới 3,5 điểm phần trăm, từ 10,2% giảm xuống còn 6,7%; số lao động nước ngoài cũng giảm mạnh tốc độ gia tăng từ 4,0% của năm 2020 xuống còn 0,2% vào năm 2021.

Biểu đồ 1: Sự gia tăng lao động nước ngoài tại Nhật Bản từ năm 2008 đến 2021[2]

Nhìn trên biểu đồ 1, có thể thấy trong tổng số 1.727.000 lao động nước ngoài ở Nhật Bản, người lao động theo tư cách lưu trú cá nhân (visa vĩnh trú, kết hôn với người Nhật…) chiếm tỉ lệ cao nhất là 580.000 người, tiếp theo là chuyên gia, kỹ thuật viên 395.000 người, thực tập sinh kỹ năng cũng chiếm con số khá cao 352.000 người, rồi đến lao động ngoài tư cách lưu trú (du học sinh) 335.000 người, thực tập kỹ năng đặc định 66.000 người.

Xét theo ngành nghề, lao động trong ngành chế tạo chiếm tỉ lệ cao nhất: 27%, tuy nhiên cũng đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020, lao động trong các ngành dịch vụ, bán lẻ cũng giảm 1,3%[3].

Xét theo quốc tịch, lao động Việt Nam hiện nay chiếm con số cao nhất với 453.344 người, chiếm 26,2% tổng số người lao động nước ngoài ở Nhật; Tiếp đến là Trung Quốc 379.084 người, chiếm 23,0%; Đứng thứ ba là Philippines 191.083 người, chiếm 11%[4].

Còn xét về tỉ lệ gia tăng, so với cùng kỳ năm 2020, tỉ lệ tăng cao nhất thuộc về 3 quốc gia là: Peru với 2.327 người, tăng 8%, tiếp theo là Philippines 6.333 người, tăng 3,4%, và Brazil 3.865 người, tăng 2,9%. Mặt khác, Trung Quốc so với năm 2020 đã giảm 22.347 người (-5,3%), Hàn Quốc cũng giảm 1.259 người (-1,8%), Nepal giảm 1.368 người (-1,4%).

Biểu đồ 2: Tỉ lệ lao động nước ngoài xét theo quốc tịch[5]

Xét theo tư cách lưu trú (dưới đây viết tắt là TCLT) (bảng 1 và biểu đồ 3), “TCLT cá nhân” gồm 580.328 người, chiếm tỉ lệ cao nhất, 33,6% tổng số lao động nước ngoài ở Nhật Bản. Tiếp theo là “TCLT lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” 394.509 người (22,8%), “thực tập kỹ năng” gồm 351.788 người (20,4%), giữ vị trí thứ ba. Tuy nhiên, so sánh với tỷ lệ tăng cùng kỳ năm 2020, “hoạt động đặc biệt” tăng 20.363 người (tăng 44,7%), “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” cũng tăng 34.989 người (tăng 9,7%). Ngược lại, “hoạt động ngoài tư cách lưu trú” bao gồm du học sinh giảm 38.963 người (giảm 12,7%), “thực tập kỹ năng” giảm 50.568 người (giảm 12,6%). Trong số lao động theo TCLT “chuyên môn, kỹ thuật” bao gồm cả “lao động kỹ năng đặc định” là loại tư cách lưu trú mới được thiết lập từ tháng 4/2019, số lao động “kỹ năng đặc định” hiện nay có 29.592 người.

Bảng 1: Thống kê số lao động nước ngoài theo tư cách lưu trú[6]

TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật

Hoạt động ngoài TCLT (du học sinh…)

Biểu đồ 3: Tỉ lệ lao động nước ngoài theo tư cách lưu trú[7]

Xem xét đặc điểm của từng quốc gia thì có thể thấy trong lao động Việt Nam, “thực tập kỹ năng” chiếm tỉ lệ cao nhất, 44,6%, tiếp theo là du học sinh “hoạt động ngoài TCLT” 24,2%.

Trong số lao động Trung Quốc, “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” chiếm tỉ lệ cao nhất với 31,7%, tiếp theo đến “TCLT cá nhân” là 31,5%. Về lao động Philippines, “TCLT cá nhân” chiếm 73,7%, trong đó người có visa vĩnh trú chiếm đến 43,6% tổng số lao động người Philippines. Đối với lao động quốc tịch Brazil, người có “TCLT cá nhân” chiếm tới 99,0%, trong đó visa vĩnh trú lên tới 49,1%.

Một số điểm đáng lưu ý khác là “thực tập kỹ năng” Indonesia chiếm tới 56,3% lao động người Indonesia, còn đối với Nepal, du học sinh với “hoạt động ngoài tư cách lưu trú” chiếm 37,1% lao động Nepal tại Nhật.

Trong các nước nhóm G7 và Hàn Quốc, “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” chiếm 55,3% ở nhóm lao động quốc tịch G7 và 42,4% ở lao động Hàn Quốc.

Theo một thống kê về lao động tại các thành phố và địa phương ở Nhật Bản, lao động nước ngoài tại Tokyo chiếm tỉ lệ cao nhất là 25,7%, sau đó lần lượt là Aichi 7,9% và Osaka 7,6%.

Biểu đồ 4: Tỉ lệ các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài theo ngành nghề[8]

Xem xét theo lĩnh vực ngành nghề (biểu đồ 4), các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực “bán hàng, bán lẻ” chiếm tỉ lệ cao nhất, gồm 52.726 cơ sở, chiếm 18,5%. Tiếp đến là lĩnh vực chế tạo, 52.363 cơ sở, chiếm 18,4%. Các cơ sở dịch vụ khách sạn và ẩm thực đứng thứ 3 với 40.692 cơ sở tiếp nhận lao động nước ngoài, chiếm 14,3%. Tuy nhiên, về tỉ lệ gia tăng lao động nước ngoài thì ngành y tế, phúc lợi tăng tới 19,2% so với năm 2020, trong khi ngành bán hàng, bán lẻ và ngành khách sạn, ẩm thực đều tăng 9,2%.

Biểu đồ 5 lại cho chúng ta thấy một thực trạng là có tới 61,1% cơ sở sử dụng lao động nước ngoài ở Nhật Bản có quy mô rất nhỏ, chỉ dưới 30 người. Các công ty vừa và nhỏ (quy mô từ 30-99 người) cũng chiếm tới 17,9%. Công ty, xí nghiệp tầm trung (quy mô 100-499 người) và lớn (trên 500 người) chỉ chiếm trên dưới 10%. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi: “Người lao động nước ngoài liệu sẽ học hỏi được gì ở những công ty nhỏ như vậy?”.

Một thực trạng khác gần đây cũng được giới phân tích kinh tế Nhật Bản bàn tới, đó là sự hấp dẫn của Nhật Bản trong việc thu hút lao động nước ngoài bởi mức lương cao đang đi xuống trong vòng 10 năm qua. Chỉ số này được Viện Nghiên cứu kinh tế Dai-ichi Life Group đưa ra bằng cách so sánh mức lương tối thiểu tại Nhật với mức lương tối thiểu tại các quốc gia có số người lao động cao tại Nhật Bản như Việt Nam, Nepal, Indonexia và Trung Quốc (biểu đồ 6).

Biểu đồ 5: Quy mô của các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài[9]

Biểu đồ 6: Sự thay đổi “Chỉ số hấp dẫn về tiền lương đối với lao động nước ngoài tại Nhật Bản từ 2010 đến 2020[10]

Nhìn trên biểu đồ 6, chỉ số cho thấy sự chênh lệch mức lương cao nhất vẫn thuộc về Việt Nam, nhưng cũng giảm khoảng một nửa trong vòng 10 năm qua, từ mức chênh gần 40 lần so với mức lương tối thiểu ở Nhật Bản năm 2010 giảm xuống còn 20,5 lần vào năm 2020. Các quốc gia khác như Nepal, có mức chênh lệch là 11,2 lần, Indonesia là 4,6 lần và Trung Quốc là 3,6 lần. Như vậy, xu hướng ngày càng giảm mức độ chênh lệch mức lương cơ bản này đồng nghĩa với việc trong tương lai, rất có thể Nhật Bản sẽ không còn là điểm đến được thu hút bởi “mức lương cao” đối với lao động nước ngoài như hiện tại nữa.

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[2] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[3] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[4] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[5] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[6] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản.

[7] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản.

[8] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

Báo cáo “Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: Xu hướng 2024” của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy thị trường lao động đã dần phục hồi ổn định. Số lao động có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của người lao động gần trở về trạng thái bình thường trước đại dịch Covid-19.

Mặc dù vậy, ILO cũng cảnh báo, sự khởi sắc này còn mong manh, tăng trưởng việc làm sẽ chững lại, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ từ mức 5,1% năm ngoái lên 5,2% năm nay. Đây cũng là những thách thức không nhỏ đối với thị trường lao động Việt Nam. Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vấn đề việc làm, bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động vẫn cần được chú trọng.

Các thông tin trong loạt bài viết này được tổng hợp, phân tích từ các nguồn của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, Tổng cục Thống kê và các kết quả nghiên cứu khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Viện CNCĐ) được triển khai trong quý IV/2023 trên phạm vi toàn quốc, tại 10 tỉnh thành (gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Phú Thọ, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và 2 công đoàn ngành Trung ương là Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam).

Tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia khảo sát trực tiếp là 72 đơn vị, thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tổng quy mô lao động của các đơn vị tham gia khảo sát là hơn 120.000 lao động, trong đó tổng số mẫu khảo sát trực tiếp là 3.100 người.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của người lao động.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rõ trong phần Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030nội dung: Quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở đó, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động đã đề ra nhiều biện pháp, giải pháp quyết liệt, đồng bộ để các cấp, các ngành, các địa phương tập trung vào công tác này.

Trong nước, những thuận lợi và khó khăn cũng được thấy rõ đối với một nền kinh tế mở, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô ổn định. Thị trường lao động có dấu hiệu khởi sắc. Thu nhập bình quân của người lao động tăng. Các chính sách như giảm thuế, giãn nợ đã giúp doanh nghiệp vượt khó và bảo đảm duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, vấn đề việc làm, thu nhập, cũng như việc bảo đảm quyền và lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động, đảm bảo sự thụ hưởng xứng đáng của người lao động tỷ lệ thuận với những đóng góp cho nền kinh tế cũng luôn là vấn đề thời sự.

Bởi đây là cơ sở cơ bản để thúc đẩy, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong công nhân lao động, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.