1. Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự Liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án, trong hệ thống pháp luật chuyên ngành về thi hành án dân sự chỉ có quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định: “Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án 1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh: a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang. b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang. c) Có sự đồng ý của người được thi hành án; d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ Chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn; đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. 3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền. Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự. 4. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn”. Như vậy, Nghị định 62/2015/NĐ-CP mới chỉ quy định về đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức; những trường hợp có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh; trường hợp người phải thi hành án có ủy quyền và việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về những trường hợp, những đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Việc tạm hoãn xuất cảnh là quy định bắt buộc hay là tùy nghi hay theo yêu cầu? Có rất nhiều hệ quả pháp lý phát sinh cần phải giải quyết liên quan đến vấn đề này. Pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh đối với cá nhân hiện nay được chia thành 02 loại: đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài. Cụ thể: 1.1. Đối với công dân Việt Nam Quy định về việc xuất cảnh đối với công dân Việt Namiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015). Theo đó: Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Điều 22. 1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh: a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này. b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này. c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này. d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này. đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện. 1.2. Đối với người nước ngoài Quy định về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Theo đó: Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình; b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh; c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh. 2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp. 3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn. Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh 1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này. 2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây: a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an; b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này. 5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn. 6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện. 7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định trên, đối với người nước ngoài thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp chưa thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Quy định “có thể” tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ thi hành án là do việc tạm hoãn này còn liên quan đến yếu tố ngoại giao, nguyên tắc có đi có lại hoặc liên quan đến các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập... Điểm chung của cơ chế tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam và người nước ngoài trong lĩnh vực THADS là cơ quan THADS là cơ quan có thẩm quyền quyết định chưa cho người phải thi hành án xuất cảnh. Theo quy định, cơ quan THADS phải ra quyết định cấm xuất cảnh đối với người phải thi hành án chưa thi hành xong nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Trường hợp cơ quan THADS không kịp thời ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, thực tế, cơ quan THADS mới thực hiện chưa cho xuất cảnh đối với một số trường hợp riêng lẻ mà chưa có cơ chế thực hiện tổng thể để nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ THADS cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2. Những vướng mắc từ thực tiễn và đề xuất hướng giải quyết 2.1. Về điều kiện tạm hoãn xuất cảnh * Đối với công dân Việt Nam Theo quy định hiện hành, về việc chưa cho xuất cảnh đối với công dân Việt Nam tại khoản 3 Điều 21 về chưa cho xuất cảnh đối với người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế hiện nay cũng có 02 quan điểm. Quan điểm 1: Tương tự như thẩm quyền xét xử của Tòa Dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thành 03 Tòa chuyên trách (giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh – thương mại, phá sản, lao động- bao gồm tất cả các lĩnh vực, trừ hình sự và hành chính), khái niệm “bản án dân sự, kinh tế” ở đây được hiểu theo nghĩa “mở rộng”, bao gồm cả các bản án lao động, hôn nhân gia đình, phá sản, kinh doanh thương mại...Do đó, tất cả những người Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều chưa được xuất cảnh. Quan điểm 2: có sự phân biệt giữa bản án dân sự và kinh tế. Có nghĩa là cũng có sự phân biệt giữa bản án dân sự và bản án lao động, hôn nhân gia đình, hành chính... Do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 21 nêu trên thì cơ quan THADS chỉ chưa cho xuất cảnh đối với những người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định về dân sự và kinh tế. Do đó, đối với những trường hợp đang có nghĩa vụ chấp hành các bản án lao động, hôn nhân gia đình không thuộc diện bị cấm xuất cảnh. Hiện nay, Bộ Công an đã trình Quốc hội Dự thảo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (thay thế Nghị định số 136/2007/NĐ-CP). Quốc hội đã cho ý kiến đối với Dự thảo này và hiện nay đang được Ủy ban Quốc phòng và An ninh xem xét, thẩm tra. Dự thảo chỉnh lý đến ngày 20/7/2019 đang quy định: Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại đang có hiệu lực pháp luật nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 02 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 02 năm. Như vậy, quy định liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam sẽ có sự thay đổi, mức độ thay đổi như thế nào sẽ tùy thuộc vào Dự thảo Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, nếu Dự thảo với quy định như trên được Quốc hội thông qua, thì một câu hỏi vẫn phải đặt ra là trường hợp nào là “việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh”? Vì đương nhiên, việc người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài sẽ luôn luôn có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tổ chức thi hành án. Chỉ có điều mức độ tiêu cực đó là ít hay nhiều thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án, sự hợp tác của người phải thi hành án. Có những trường hợp, có những nghĩa vụ phải thi hành án, đặc biệt liên quan đến nhân thân, buộc thực hiện công việc... (bắt buộc người phải thi hành án phải thực hiện) người phải thi hành án nếu xuất cảnh ra nước ngoài sẽ không thể tổ chức thi hành. Đối với các nghĩa vụ phải thi hành án khác, việc người nước ngoài xuất cảnh sẽ có thể việc thực hiện các thủ tục thông báo, tống đạt sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc phát sinh các vấn đề liên quan đến ủy thác tư pháp... Hoặc có những tác nghiệp của cơ quan THADS làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chính người phải thi hành án (kê biên, xử lý tài sản...), nếu họ không ở Việt Nam thì sẽ không thể tự bảo vệ được mình, dẫn đến khiếu nại, tố cáo... Ngược lại, lại có những trường hợp việc thi hành án đã rõ ràng, người phải thi hành án có tài sản và không có khiếu nại, tố cáo đối với việc xử lý tài sản hoặc họ có những lý do bắt buộc cần phải xuất cảnh (như mắc bệnh, cần ra nước ngoài chữa trị; đã được người được thi hành án đồng ý...) thì vẫn cần phải được xuất cảnh. * Đối với người nước ngoài Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định Người nước ngoài đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh có thể bị tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, tương tự như quy định với công dân Việt Nam như Dự thảo Luật hiện nay là “việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh”, đối với người nước ngoài cũng đang dùng từ “có thể”. Một quy định của pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến quyền đi lại, quyền được xuất cảnh của cả người Việt Nam và người nước ngoài mà pháp luật hiện nay đều quy định theo hướng tùy nghi. Cơ chế tùy nghi này, vừa gây khó khăn cho Chấp hành viên trong quá trình áp dụng: nếu không tạm hoãn xuất cảnh mà việc xuất cảnh của người phải thi hành án gây ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án thì có thể bị người được thi hành án khiếu nại; ngược lại, nếu ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thể ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe của người phải thi hành án (nếu không kịp thời xem xét quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để giải tỏa việc tạm hoãn xuất cảnh kịp thời), dẫn đến việc người phải thi hành án khiếu nại. Vì vậy, cần có các quy định chính xác, cụ thể về điều kiện ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án để các cơ quan THADS có thể áp dụng, ví dụ: + Quy định cơ chế người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án và phải cung cấp các tài liệu chứng minh việc xuất cảnh sẽ làm ảnh hưởng đến việc thi hành án. Trường hợp này, cần quy định thời hạn cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, kể từ ngày nhận được các yêu cầu hợp lệ; hoặc: + Quy định cụ thể trường hợp nào cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, trường hợp nào không mà không quy định tùy nghi như hiện hành (tuy nhiên, để xác định và thiết kế được trường hợp nào bắt buộc phải tạm hoãn xuất cảnh là rất khó khăn vì các tình huống xảy ra trên thực tiễn rất đa dạng, nhà làm luật rất khó có thể thiết kế toàn bộ theo phương án liệt kê và dự liệu được đầy đủ các tình huống trên thực tế); hoặc: + Kết hợp cả 2 cách trên, theo đó có những trường hợp nhất định bắt buộc cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, những trường hợp còn lại sẽ tạm hoãn xuất cảnh theo đề nghị của người được thi hành án. 2.2. Về hình thức của thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh: Theo các quy định hiện hành, cơ quan THADS sẽ phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện. Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng đối với công dân Việt Nam thì Nghị định số 136/2007/NĐ-CP quy định theo hướng “chưa cho xuất cảnh”, nghĩa là không có trường hợp ngoại lệ. Do đó, để tiết kiệm thủ tục hành chính thì cần đưa nội dung chưa cho xuất cảnh này vào Quyết định thi hành án, và gửi cho cơ quan có thẩm quyền về quản lý xuất, nhập cảnh. Tuy nhiên, đa số các ý kiến khác lại cho rằng: Việc đưa “nội dung về việc chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án” vào quyết định thi hành án là chưa phù hợp vì: (i) quyết định tạm hoãn xuất cảnh phải được thực hiện theo mẫu riêng theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh; (ii) hiện nay Cục quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc ngăn chặn xuất cảnh đối với một công dân dựa trên cơ sở các thông tin về nhân thân bắt buộc phải có như: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; Quốc tịch; dân tộc; số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ nơi cư trú. Nhưng Quyết định thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự khi mới ban hành chỉ có các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án (dựa trên các thông tin mà trong bản án, quyết định của Tòa án đã nêu), còn các thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu thì phải trải qua một giai đoạn xác minh thi hành án thì chấp hành viên mới có thể thu thập được. Do đó việc gửi Quyết định thi hành án có nội dung chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án có thể dẫn tới việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an không thể thực hiện được việc nhập dữ liệu ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án vì không đầy đủ thông tin cá nhân (trường hợp người phải thi hành án trùng cả họ tên, năm sinh với người khác rất nhiều, nếu không có đầy đủ thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu để định danh thì việc ngăn chặn xuất cảnh có thể nhầm lẫn với đối tượng khác). (iii) Trên thực tế không phải trường hợp nào cơ quan THADS cũng cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án. Vì rất nhiều trường hợp người phải thi hành án có các khoản nghĩa vụ phải thi hành rất nhỏ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, khi được tống đạt quyết định thi hành án thì họ sẽ tự nguyện thi hành ngay, thời gian tổ chức thi hành xong hồ sơ thi hành án rất ngắn. Do đó việc quy định “Quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan THADS phải có nội dung về việc chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi 9 hành án…” sẽ dẫn đến trường hợp người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành án bắt buộc phải ban hành thêm Quyết định giải tỏa ngăn chặn xuất cảnh để thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh gỡ bỏ việc ngăn chặn. Như vậy vô hình chung sẽ làm tăng thêm thủ tục, thêm việc cho cán bộ, công chức cơ quan THADS và tốn kém thêm chi phí phát sinh (giấy mực, phí bưu điện…) cho việc tổ chức thi hành một hồ sơ thi hành án mang tính chất đơn giản. Mặt khác, có thể dẫn đến quá tải cho cơ quan Quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh trong việc nhập dữ liệu ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án vì số lượng Quyết định thi hành án được ban hành trong một ngày là rất nhiều; (iv) một số ý kiến cho rằng Bản án không tuyên chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án, do đó, nếu đưa nội dung này vào Quyết định thi hành án là trái với nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
1. Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự Liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án, trong hệ thống pháp luật chuyên ngành về thi hành án dân sự chỉ có quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định: “Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án 1. Đối với cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì quy định về tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh: a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang. b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang. c) Có sự đồng ý của người được thi hành án; d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ Chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn; đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác. Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. 3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền. Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự. 4. Việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành hoặc khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn”. Như vậy, Nghị định 62/2015/NĐ-CP mới chỉ quy định về đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức; những trường hợp có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh; trường hợp người phải thi hành án có ủy quyền và việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về những trường hợp, những đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh? Việc tạm hoãn xuất cảnh là quy định bắt buộc hay là tùy nghi hay theo yêu cầu? Có rất nhiều hệ quả pháp lý phát sinh cần phải giải quyết liên quan đến vấn đề này. Pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh đối với cá nhân hiện nay được chia thành 02 loại: đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài. Cụ thể: 1.1. Đối với công dân Việt Nam Quy định về việc xuất cảnh đối với công dân Việt Namiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015). Theo đó: Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Điều 22. 1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh: a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này. b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này. c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này. d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này. đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện. 1.2. Đối với người nước ngoài Quy định về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Theo đó: Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình; b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh; c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh. 2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp. 3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn. Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh 1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này. 2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây: a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an; b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này. 5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn. 6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện. 7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định trên, đối với người nước ngoài thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp chưa thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Quy định “có thể” tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài có nghĩa vụ thi hành án là do việc tạm hoãn này còn liên quan đến yếu tố ngoại giao, nguyên tắc có đi có lại hoặc liên quan đến các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập... Điểm chung của cơ chế tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam và người nước ngoài trong lĩnh vực THADS là cơ quan THADS là cơ quan có thẩm quyền quyết định chưa cho người phải thi hành án xuất cảnh. Theo quy định, cơ quan THADS phải ra quyết định cấm xuất cảnh đối với người phải thi hành án chưa thi hành xong nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Trường hợp cơ quan THADS không kịp thời ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, thực tế, cơ quan THADS mới thực hiện chưa cho xuất cảnh đối với một số trường hợp riêng lẻ mà chưa có cơ chế thực hiện tổng thể để nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ THADS cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2. Những vướng mắc từ thực tiễn và đề xuất hướng giải quyết 2.1. Về điều kiện tạm hoãn xuất cảnh * Đối với công dân Việt Nam Theo quy định hiện hành, về việc chưa cho xuất cảnh đối với công dân Việt Nam tại khoản 3 Điều 21 về chưa cho xuất cảnh đối với người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế hiện nay cũng có 02 quan điểm. Quan điểm 1: Tương tự như thẩm quyền xét xử của Tòa Dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thành 03 Tòa chuyên trách (giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh – thương mại, phá sản, lao động- bao gồm tất cả các lĩnh vực, trừ hình sự và hành chính), khái niệm “bản án dân sự, kinh tế” ở đây được hiểu theo nghĩa “mở rộng”, bao gồm cả các bản án lao động, hôn nhân gia đình, phá sản, kinh doanh thương mại...Do đó, tất cả những người Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều chưa được xuất cảnh. Quan điểm 2: có sự phân biệt giữa bản án dân sự và kinh tế. Có nghĩa là cũng có sự phân biệt giữa bản án dân sự và bản án lao động, hôn nhân gia đình, hành chính... Do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 21 nêu trên thì cơ quan THADS chỉ chưa cho xuất cảnh đối với những người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định về dân sự và kinh tế. Do đó, đối với những trường hợp đang có nghĩa vụ chấp hành các bản án lao động, hôn nhân gia đình không thuộc diện bị cấm xuất cảnh. Hiện nay, Bộ Công an đã trình Quốc hội Dự thảo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (thay thế Nghị định số 136/2007/NĐ-CP). Quốc hội đã cho ý kiến đối với Dự thảo này và hiện nay đang được Ủy ban Quốc phòng và An ninh xem xét, thẩm tra. Dự thảo chỉnh lý đến ngày 20/7/2019 đang quy định: Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại đang có hiệu lực pháp luật nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 02 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 02 năm. Như vậy, quy định liên quan đến việc tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam sẽ có sự thay đổi, mức độ thay đổi như thế nào sẽ tùy thuộc vào Dự thảo Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, nếu Dự thảo với quy định như trên được Quốc hội thông qua, thì một câu hỏi vẫn phải đặt ra là trường hợp nào là “việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh”? Vì đương nhiên, việc người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài sẽ luôn luôn có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tổ chức thi hành án. Chỉ có điều mức độ tiêu cực đó là ít hay nhiều thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án, sự hợp tác của người phải thi hành án. Có những trường hợp, có những nghĩa vụ phải thi hành án, đặc biệt liên quan đến nhân thân, buộc thực hiện công việc... (bắt buộc người phải thi hành án phải thực hiện) người phải thi hành án nếu xuất cảnh ra nước ngoài sẽ không thể tổ chức thi hành. Đối với các nghĩa vụ phải thi hành án khác, việc người nước ngoài xuất cảnh sẽ có thể việc thực hiện các thủ tục thông báo, tống đạt sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc phát sinh các vấn đề liên quan đến ủy thác tư pháp... Hoặc có những tác nghiệp của cơ quan THADS làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chính người phải thi hành án (kê biên, xử lý tài sản...), nếu họ không ở Việt Nam thì sẽ không thể tự bảo vệ được mình, dẫn đến khiếu nại, tố cáo... Ngược lại, lại có những trường hợp việc thi hành án đã rõ ràng, người phải thi hành án có tài sản và không có khiếu nại, tố cáo đối với việc xử lý tài sản hoặc họ có những lý do bắt buộc cần phải xuất cảnh (như mắc bệnh, cần ra nước ngoài chữa trị; đã được người được thi hành án đồng ý...) thì vẫn cần phải được xuất cảnh. * Đối với người nước ngoài Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định Người nước ngoài đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh có thể bị tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, tương tự như quy định với công dân Việt Nam như Dự thảo Luật hiện nay là “việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án thì bị tạm hoãn xuất cảnh”, đối với người nước ngoài cũng đang dùng từ “có thể”. Một quy định của pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến quyền đi lại, quyền được xuất cảnh của cả người Việt Nam và người nước ngoài mà pháp luật hiện nay đều quy định theo hướng tùy nghi. Cơ chế tùy nghi này, vừa gây khó khăn cho Chấp hành viên trong quá trình áp dụng: nếu không tạm hoãn xuất cảnh mà việc xuất cảnh của người phải thi hành án gây ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án thì có thể bị người được thi hành án khiếu nại; ngược lại, nếu ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thể ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe của người phải thi hành án (nếu không kịp thời xem xét quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP để giải tỏa việc tạm hoãn xuất cảnh kịp thời), dẫn đến việc người phải thi hành án khiếu nại. Vì vậy, cần có các quy định chính xác, cụ thể về điều kiện ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án để các cơ quan THADS có thể áp dụng, ví dụ: + Quy định cơ chế người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án và phải cung cấp các tài liệu chứng minh việc xuất cảnh sẽ làm ảnh hưởng đến việc thi hành án. Trường hợp này, cần quy định thời hạn cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, kể từ ngày nhận được các yêu cầu hợp lệ; hoặc: + Quy định cụ thể trường hợp nào cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, trường hợp nào không mà không quy định tùy nghi như hiện hành (tuy nhiên, để xác định và thiết kế được trường hợp nào bắt buộc phải tạm hoãn xuất cảnh là rất khó khăn vì các tình huống xảy ra trên thực tiễn rất đa dạng, nhà làm luật rất khó có thể thiết kế toàn bộ theo phương án liệt kê và dự liệu được đầy đủ các tình huống trên thực tế); hoặc: + Kết hợp cả 2 cách trên, theo đó có những trường hợp nhất định bắt buộc cơ quan THADS phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, những trường hợp còn lại sẽ tạm hoãn xuất cảnh theo đề nghị của người được thi hành án. 2.2. Về hình thức của thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh: Theo các quy định hiện hành, cơ quan THADS sẽ phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện. Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng đối với công dân Việt Nam thì Nghị định số 136/2007/NĐ-CP quy định theo hướng “chưa cho xuất cảnh”, nghĩa là không có trường hợp ngoại lệ. Do đó, để tiết kiệm thủ tục hành chính thì cần đưa nội dung chưa cho xuất cảnh này vào Quyết định thi hành án, và gửi cho cơ quan có thẩm quyền về quản lý xuất, nhập cảnh. Tuy nhiên, đa số các ý kiến khác lại cho rằng: Việc đưa “nội dung về việc chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án” vào quyết định thi hành án là chưa phù hợp vì: (i) quyết định tạm hoãn xuất cảnh phải được thực hiện theo mẫu riêng theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh; (ii) hiện nay Cục quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc ngăn chặn xuất cảnh đối với một công dân dựa trên cơ sở các thông tin về nhân thân bắt buộc phải có như: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; Quốc tịch; dân tộc; số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ nơi cư trú. Nhưng Quyết định thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự khi mới ban hành chỉ có các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án (dựa trên các thông tin mà trong bản án, quyết định của Tòa án đã nêu), còn các thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu thì phải trải qua một giai đoạn xác minh thi hành án thì chấp hành viên mới có thể thu thập được. Do đó việc gửi Quyết định thi hành án có nội dung chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án có thể dẫn tới việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an không thể thực hiện được việc nhập dữ liệu ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án vì không đầy đủ thông tin cá nhân (trường hợp người phải thi hành án trùng cả họ tên, năm sinh với người khác rất nhiều, nếu không có đầy đủ thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu để định danh thì việc ngăn chặn xuất cảnh có thể nhầm lẫn với đối tượng khác). (iii) Trên thực tế không phải trường hợp nào cơ quan THADS cũng cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án. Vì rất nhiều trường hợp người phải thi hành án có các khoản nghĩa vụ phải thi hành rất nhỏ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, khi được tống đạt quyết định thi hành án thì họ sẽ tự nguyện thi hành ngay, thời gian tổ chức thi hành xong hồ sơ thi hành án rất ngắn. Do đó việc quy định “Quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan THADS phải có nội dung về việc chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi 9 hành án…” sẽ dẫn đến trường hợp người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành án bắt buộc phải ban hành thêm Quyết định giải tỏa ngăn chặn xuất cảnh để thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh gỡ bỏ việc ngăn chặn. Như vậy vô hình chung sẽ làm tăng thêm thủ tục, thêm việc cho cán bộ, công chức cơ quan THADS và tốn kém thêm chi phí phát sinh (giấy mực, phí bưu điện…) cho việc tổ chức thi hành một hồ sơ thi hành án mang tính chất đơn giản. Mặt khác, có thể dẫn đến quá tải cho cơ quan Quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh trong việc nhập dữ liệu ngăn chặn xuất cảnh đối với người phải thi hành án vì số lượng Quyết định thi hành án được ban hành trong một ngày là rất nhiều; (iv) một số ý kiến cho rằng Bản án không tuyên chưa cho xuất cảnh đối với người phải thi hành án, do đó, nếu đưa nội dung này vào Quyết định thi hành án là trái với nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Luật sư chuyên về thi hành án dân sự là người am hiểu về luật pháp, là người giúp cho công dân về mặt pháp lý trong những vụ việc liên quan đến pháp luật, nhất là ở tòa án.
Thực tế cho thấy rằng, việc tham gia tố tụng của luật sư chuyên về thi hành án dân sự không những đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của những bị can, bị cáo và các đương sự khác; mà nó còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những sai sót và làm rõ sự thật khách quan. Từ đó có thể xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Khi luật sư là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự thì họ sẽ giải thích và mang đến những tư vấn pháp luật, giúp đương sự hiểu rõ nội dung của các quy định pháp luật, quyền và nghĩa vụ, cũng như những trách nhiệm dân sự của mình.
Không chỉ dừng lại tại đó, luật sư chuyên về thi hành án dân sự còn giúp đàm phán, thuyết phục và giúp các bên thương lượng, hòa giải, tự nguyện thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ dân sự của mình. Hạn chế tối đa việc phải nhờ đến sự can thiệp, phân xử của tòa án và thực hiện những biện pháp cưỡng chế của cơ quan thi hành án.
Vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự là rất quan trọng
Bên cạnh đó, khi luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được thi hành án dân sự, họ có thể đưa ra những tư vấn hoặc trực tiếp đi xác minh theo sự ủy quyền về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dân sự, đề nghị áp dụng những biện pháp như phong tỏa tài sản, kê biên nhằm tránh tình trạng tẩu tán tài sản. Công việc này vô cùng quan trọng đối với việc thi hành án dân sự, giúp giảm thiểu tình trạng quyết định thi hành án dân sự đã có, nhưng người thi hành án dân sự lại không có tài sản để thi hành.
Chính nhờ kiến thức chuyên môn về pháp luật và nghiệp vụ của mình, những luật sư chuyên về thi hành án dân sự sẽ góp phần lớn giúp đảm bảo quá trình thi hành án được diễn ra một cách khách quan nhất và đảm bảo được lợi ích hợp pháp của những đương sự.