Hoàng thái hậu (chữ Hán: 皇太后; Kana: こうたいごうKōtaigō; Hangul: 황태후Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Dowager Empress, Empress Dowager hay Empress Mother), thường được gọi tắt là Thái hậu (太后), là một tước vị được quy định dành cho mẹ của Hoàng đế, hoặc vợ cả của Hoàng đế đời trước (hoặc Thái thượng hoàng) trong các khối đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Hoàng thái hậu (chữ Hán: 皇太后; Kana: こうたいごうKōtaigō; Hangul: 황태후Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Dowager Empress, Empress Dowager hay Empress Mother), thường được gọi tắt là Thái hậu (太后), là một tước vị được quy định dành cho mẹ của Hoàng đế, hoặc vợ cả của Hoàng đế đời trước (hoặc Thái thượng hoàng) trong các khối đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Từ rất sớm nền mỹ thuật truyền thống đã xuất hiện tại Việt Nam, nhất là các làng nghề xem các tác phẩm như là thứ để mưu sinh thời bấy giờ. Tranh truyền thống chủ yếu là tranh dân gian, hiện này còn được lưu giữ tại bảo tàng, trong một số làng nghề hoặc một số gia đình có truyền thống làm tranh thời xưa. Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, cũng có thời kì hoàng kim, tuy nhiên so với ngày nay thì không được phát triển như trước nữa. Về cơ bản, tranh dân gian sở hữu những nét đặc trưng riêng là thiên về tính trang trí, chú trọng vào tính cách điệu của bức tranh, nhưng đơn giản và không lệ thực. Cũng nhờ sự phát triển của nền mỹ thuật truyền thống mà công việc in tiền tệ ra đời từ cuối đời nhà Trần, thúc đẩy phát triển kinh tế giao thương đất nước. Các dòng tranh dân gian được lưu giữ và nổi tiếng đến ngày nay: dòng tranh Đông Hồ, dòng tranh làng Hoàng Kim, dòng tranh Hàng Trống, tranh làng Sình. Các tác phẩm chủ yếu dùng để trưng Tết và thờ cúng, 2 loại tranh chính này chủ yếu ra đời theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Mỹ thuật hiện đại thay đổi như thế nào so với mỹ thuật truyền thống Việt Nam?
Bên cạnh nền mỹ thuật truyền thống, nền mỹ thuật hiện đại cũng du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Việt Nam được xem là đất nước đầu tiên tại khu vực Châu Á gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại của phương Tây từ nội dung đến hình thức với sự ra đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương đầu năm 1930 do giáo sư người Pháp giảng dạy. Bản chất thẩm mỹ của Việt Nam được thế hệ các tác giả sử dụng kỹ thuật và màu sắc phong cách phương Tây miêu tả nên. Kể từ đó, nền mỹ thuật Việt Nam không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỉ XX, về cơ bản hội họa Việt Nam vẫn đang còn phụ thuộc vào những mô típ về sự tượng trưng, tôn giáo và cổ điển. Dần dần theo dòng chảy thời gian và sáng tạo không ngừng nghỉ đến thế kỷ XXI, nền mỹ thuật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển theo những mô típ hiện đại, làm nổi bật tính sáng tạo trừu tượng của chính họa sĩ trong tác phẩm.
Mỹ thuật xưa không được ứng dụng vào thực tế đa dạng như hiện nay, tuy nhiên, nó góp phần tạo nên những tác phẩm có giá trị lưu giữ văn hóa, lịch sử của đất nước. Những tác phẩm dân gian xưa được tạo ra với mục đích kinh tế là chính. Cho đến sau này, khi mỹ thuật hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam, trường Mỹ Thuật ra đời thì vai trò của nền mỹ thuật được đẩy lên một tầm cao mới. Cơ hội phát triển đất nước thông qua các tác phẩm và giao lưu mỹ thuật với các họa sĩ nước ngoài giúp cho Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế thành công.
Nền mỹ thuật ngày nay đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục
Ứng dụng của mỹ thuật ngày nay rất đa dạng và quan trọng trong đời sống và ngành nghề của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Một số ứng dụng của mỹ thuật sau đây:
- Đóng vai trò trong giáo dục: mỹ thuật được xem là một môn học được đào tạo tại các bậc giáo dục ở Việt Nam. Nó được xem như là môn năng khiếu giúp học sinh vào các trường đại học kiến trúc, thiết kế.
- Ứng dụng trong đời sống con người: cuộc sống ngày nay nhiều áp lực xung quanh, mỹ thuật chính là một bộ môn giúp con người thư giãn, giảm áp lực từ công việc và gia đình.
- Ứng dụng trong hội nhập phát triển đất nước: so với những tác phẩm ngày xưa thì những tác phẩm hội họa ngày nay được coi như có tính sáng tạo theo sự phát triển của xu hướng thế giới. Tuy nhiên, không thể nào so sánh được với những tác phẩm nối tiếng của các vĩ nhân trước đây được.
- Đóng vai trò chủ chốt trong một số lĩnh vực, ngành nghề như thiết kế thời trang, kiến trúc, nội thất,...
Giáo dục Trần Quốc Toản là đơn vị uy tín và chất lượng trong việc đào tạo các thế hệ học viên mỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 15 năm kinh nghiệm trong rèn luyện năng khiếu và luyện thi các khối V, H cùng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp từ các trường đại học, chúng tôi tự tin giúp cho học viên đạt được nguyện vọng và biến cánh cửa đại học phía trước lại gần với các bạn hơn. Ngoài ra, song song với việc dạy luyện thi năng khiếu hội họa thì trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ như vẽ tranh tường, thiết kế nội thất quán cafe, phòng trẻ em và nhà ở.
Giáo dục Trần Quốc Toản - Luyện thi năng khiếu vẽ uy tín tại Hồ Chí Minh
Đến với Trần Quốc Toản, bạn sẽ nhận được mức học phí ưu đãi cũng như giáo trình cụ thể, chất lượng giảng dạy chất lượng cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi luyện thi uy tín hay cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 42 42 41 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC TRẦN QUỐC TOẢN
Địa chỉ: 96/5A Trần Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Cũng như trường hợp của Hoàng thái hậu, vị Hoàng đế tại vị có thể là Thứ xuất (mẹ là phi tần mà không phải Hoàng hậu), hoặc là từ dòng bên nhập tự, do đó có nhiều trường hợp mà Thái hoàng thái hậu có thể không thật sự là bà nội về mặt huyết thống của Hoàng đế tại vị mà chỉ là trên pháp lý. Trong hệ thống tước vị dành cho hậu phi, thì tước xưng này luôn là cao quý nhất, do vậy cũng có nhiều trường hợp người được tôn xưng chỉ đơn giản là đứng đầu phái nữ trong hoàng gia, mà không nhất thiết là bà nội của Hoàng đế.
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Nguyễn còn chế định thêm một tước vị độc nhất vô nhị dựa trên danh hiệu Thái hoàng thái hậu, là Thái thái hoàng thái hậu (太太皇太后), dùng để tôn xưng cho một mình bà Từ Dụ (Nghi Thiên Chương Hoàng hậu), lúc này đã là Hoàng tằng tổ mẫu (bà cố) trên danh nghĩa của vua Thành Thái..
Tước hiệu ["Thái hoàng thái hậu"] dùng để tôn vinh người bà nội của Hoàng đế, địa vị ở trên các Hoàng thái hậu. Tước vị này lần đầu xuất hiện vào thời Tây Hán, ghi nhận trường hợp Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng và là bà nội của người kế nhiệm, Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Trước đó, Hoàng thái hậu Lữ Trĩ tuy là bà nội của Lưu Cung và Lưu Hồng, song bà vẫn chỉ xưng làm Hoàng thái hậu, mà không phải Thái hoàng thái hậu.
Tuy nhiên, bộ Sử ký Tư Mã Thiên không ghi lại danh hiệu này thời Cảnh Đế và chỉ gọi Bạc thị là ["Thái hậu"] và người đầu tiên ghi nhận lại là Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, mẹ của Hán Cảnh Đế dưới thời cháu nội là Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Đến sách Hán thư, đã công nhận danh hiệu này xuất hiện trước đó, nhầm tấn tôn Bạc Cơ. Tiếp theo đó, từ nhà Hán làm nền tảng, các triều đại của Trung Quốc vẫn xem danh hiệu này là cao quý nhất. Danh vị này, sau đó truyền qua các triều đình theo văn hóa Hoa Hạ, như Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, danh hiệu này lần đầu tiên được biết đến là vào thời nhà Trần, người đầu tiên được tôn vị là Tuyên Từ hoàng hậu.
Khi Từ Hi Hoàng thái hậu lâm chung, chỉ định Phổ Nghi kế vị. Vì Từ Hi là bà nội trên pháp lý của Phổ Nghi, nên trong ngày hôm đó bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trước khi qua đời vài giờ sau. Đó cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, cũng là Thái hoàng thái hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử.
Danh vị Thái hoàng thái hậu là danh vị cao nhất của một nữ quyến hoàng thất trong một gia đình hoàng tộc của các quốc gia Đông Á. Khi sách phong cho một Thái hoàng thái hậu, cũng như Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn, quy định về tấn tôn.
Việc tấn tôn Thái hoàng thái hậu thường chia ra làm hai trường hợp chính:
Vì tôn hiệu đặc thù, trong nhiều triều đại tuy có thể có trên 2 vị Hoàng thái hậu, nhưng hầu như không có 2 vị Thái hoàng thái hậu cùng tôn vị. Điều cực hiếm này lại xảy ra cuối triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, có Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu cùng Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu thời Bảo Đại.
Mặt khác, vì vấn đề chính trị, cũng có nhiều tổ mẫu của Hoàng đế không tấn tôn địa vị Thái hoàng thái hậu. Điển hình như Lữ Thái hậu thời Hán Tiền Thiếu Đế Lưu Cung, tuy là Hoàng tổ mẫu của Hoàng đế nhưng vẫn giữ danh hiệu Hoàng thái hậu. Thời Đông Hán, Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu, mẹ của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, tuy là bà nội của Hán Thiếu Đế Lưu Biện và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhưng chưa từng nhận qua danh vị Thái hoàng thái hậu. Lại có Thiệu Thái hậu, bà nội của Minh Thế Tông, tuy là Hoàng tổ mẫu nhưng chưa từng được tôn làm Thái hoàng thái hậu, sau khi qua đời mới có thụy hiệu là Hiếu Huệ Thái hoàng thái hậu mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng không thiếu một số các trường hợp Thái hoàng thái hậu không phải bà nội của Hoàng đế. Như Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu vào thời Hán Nguyên Đế là "Thúc tằng tổ mẫu" (bà cố) của Hoàng đế, cũng chỉ giữ danh hiệu Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân thời Nhũ Tử Anh, trên danh nghĩa là đường tằng tổ mẫu (bà cố) của Hoàng đế, nhưng cũng chỉ tự tôn làm Thái hoàng thái hậu. Lại có Ý An Quách hoàng hậu, qua các triều đã là Thái hoàng thái hậu, nên dưới thời Đường Tuyên Tông vẫn giữ danh hiệu.
Tại Việt Nam, vai vế không đồng nhất cũng xuất hiện vào thời đại nhà Nguyễn. Khi Vua Hiệp Hòa nối ngôi sau khi Vua Dục Đức bị phế, di chiếu của Vua Tự Đức đã định sẵng nên tôn Hoàng thái hậu Phạm thị làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, do vậy là con chồng của bà Từ Dụ và là em trai của Vua Tự Đức, nhưng vì tôn trọng di chiếu mà nhà Vua vẫn tôn mẹ cả Phạm thị làm Thái hoàng thái hậu[3].
Thời Hán Ai Đế Lưu Hân, do Ai Đế là nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, trở thành Thái tử, nên khi lên ngôi ông nhận đích tổ mẫu là Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và Hoàng hậu Triệu thị của Thành Đế làm Hoàng thái hậu. Nhưng ông vẫn tôn kính mẹ đẻ Đinh Cơ và bà nội là Phó Thái hậu, luôn tìm cách nâng địa vị của họ.
Thời kì này vẫn chưa có hệ thống huy hiệu hoàn chỉnh, do vậy Hán Ai Đế đã liên tiếp nghĩ ra nhiều dị thể từ danh hiệu Hoàng hậu và Hoàng thái hậu vốn có, và cuối cùng tạo nên một thời kì mà trong cung có một lúc 4 vị Thái hậu với những danh hiệu chưa từng có:
Thời Bắc Chu, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn kế vị, cả hai vị Thái hậu tổ mẫu của Hoàng đế là Thiên Nguyên Thượng Hoàng thái hậu A Sử Na thị và Thiên Nguyên Thánh Hoàng thái hậu Lý thị đều còn sống. Triều đình Bắc Chu khi ấy quyết định:
Ở Hàn Quốc, nhà Triều Tiên chỉ xưng Vương, và hôn phối gọi là Vương phi, trên một đời là Vương đại phi, trên nữa là 「Đại vương đại phi; 大王大妃」. Sau khi qua đời mới tôn gọi là Vương hậu. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, Đại vương đại phi của Triều Tiên không xét mối quan hệ của Đại phi với Quốc vương, mà chỉ đơn giản là tính theo số đời, cứ lên một đời là tăng, do vậy có nhiều trường hợp Đại vương đại phi không phải tổ mẫu của Quốc vương mà là Đích mẫu, như Nhân Nguyên Vương hậu thời Triều Tiên Anh Tổ vậy.
Trong lịch sử Nhật Bản, pháp định dành cho địa vị của Thái hoàng thái hậu không nhất định chỉ dành cho tổ mẫu của Thiên Hoàng, mà dựa vào địa vị từng có theo các đời tương tự Triều Tiên. Ví dụ như Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), Hoàng hậu của Thiên hoàng Junna, vốn là thúc mẫu của vị Thiên hoàng tiếp theo là Thiên hoàng Ninmyō nên được tôn làm Hoàng thái hậu, đến triều tiếp theo là Thiên hoàng Montoku thì lại được tôn làm Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Quất Gia Trí Tử, sinh mẫu của Thiên hoàng Ninmyō được con trai tôn làm Thái hoàng thái hậu, vì ở triều đại Thiên hoàng trước đó bà đã là Hoàng thái hậu. Vào cuối thời Heian, Thái hoàng thái hậu theo pháp định cũng dần trở thành một loại vinh hàm, chỉ dùng để sắc phong cho nữ quyến trong hoàng thất có địa vị cao, như Nhị Điều Hoàng thái hậu Lệnh Tử Nội thân vương (令子內親王). Từ khi Đằng Nguyên Đa Tử (藤原多子) của Thiên hoàng Konoe được sách phong đến nay, Nhật Bản đã qua 800 năm chưa từng xuất hiện lại một người phụ nữ nào mang danh vị Thái hoàng thái hậu.
Trong khi ở lịch sử Việt Nam, hoàng thất nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đều tôn xưng Thái hoàng thái hậu theo đúng vai vế tương tự Trung Quốc. Các chúa Trịnh xưng Vương, quyền thay Hoàng đế nhà Lê, nên cũng mô phỏng quy cách hoàng thất, tôn bà nội của chúa là 「Thái tôn thái phi; 太尊太妃」. Một số trường hợp Thái tôn Thái phi được Hoàng đế nhà Lê thiện đãi, gia phong tôn hiệu, đều thường là 「Quốc mẫu; 國母」 hay 「Quốc Thái mẫu; 國太母」. Vào thời nhà Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu vào thời Thành Thái, đã là Đích tằng tổ mẫu (bà cố) của đương kim Hoàng đế. Trong lịch sử, bà cố của Hoàng đế không được ghi lại tôn hiệu, nên Thành Thái đã chế định ra tôn hiệu cho bà, gọi là 「Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu; 慈裕博惠康壽太太皇太后」, và đây cũng là danh hiệu duy nhất tồn tại dành cho Tằng tổ mẫu của Hoàng đế trong lịch sử các quốc gia đồng văn Đông Á.
1. Không biết bao lần đặt bước đến Hoàng thành Thăng Long, nhưng lần nào, tôi cũng bồi hồi nghĩ đến giai điệu bài “Người Hà Nội” của một người Hà Nội tài hoa Nguyễn Đình Thi: “Đây lắng hồn núi sông ngàn năm/ Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội...”. Hơn nghìn năm trước, vị minh quân Lý Thái Tổ đã chọn đất này định đô để “vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Những lâu đài, điện gác, đâu phải chỉ thể hiện quyền uy, mà còn thể hiện Đại Việt đang cường thịnh; những hoa văn phượng múa rồng bay cũng được gửi gắm khát vọng mãnh liệt về tinh thần độc lập, tự cường. Chính nơi các vương triều bao phen ra những quyết định gắn với vận mệnh dân tộc này, mới thực là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”.
Qua những lớp sóng phế hưng, lầu gác, đền đài đã vùi sâu trong lòng đất. Hai thế kỷ trước, Bà huyện Thanh Quan đề thơ: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Hậu thế hôm nay, muốn hiểu về người xưa, phải mải miết tìm tòi trong cõi đất ấy. Phó Giáo sư Tống Trung Tín là nhà khoa học có thâm niên nhất với khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, trong vai trò Chủ nhiệm công trường. Mỗi lần giới thiệu về những hố khai quật, lại thấy ông tất bật, mắt rạng ngời, giọng hào sảng để dẫn người ta vào “mê cung” gạch ngói vỡ cổ xưa. Như sợ mọi người quên, ông nhấn nhá: “Các vị nên nhớ, khi UNESCO công nhận Hoàng thành là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010, hồ sơ chúng ta làm mới là khu khảo cổ ở 18 phố Hoàng Diệu (rộng 22.000 m2) và một số kiến trúc nổi bên Thành cổ. Lúc ấy, chúng ta hầu như chưa biết gì về những giá trị dưới lòng đất Khu Di tích Thành cổ bên này. Thế mà thế giới đã phải khâm phục”. “Thành cổ bên này” là khu đất giới hạn bởi bốn tuyến đường: Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, nơi có các công trình: Kỳ đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên... Song, đó chỉ là dấu tích, hoặc những kiến trúc tương đối muộn. Dưới lòng đất, mới là những “trang sử bằng vật chất” độc đáo nhất, tinh tuý nhất...
2. Những cuộc khai quật dần mở lối chúng ta về quá khứ. Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc bảo rằng, mỗi lần như thế, là một lần chúng ta bất ngờ và tự hào về cha ông. Thời Lý, những hệ móng cột khổng lồ, những bước gian rất lớn, những đầu rồng, đầu phượng đồ sộ... hay hào nước rộng có một không hai ở khu vực Đông - Nam Á đều nói lên rằng, ngay từ thời mới định đô, tại Hoàng thành đã được dựng nên những công trình thổ mộc kỳ vĩ. Dấu tích kiến trúc, mỹ thuật thời Trần là sự kế thừa đan xen đổi mới, mang đậm “hào khí Đông A”. Ở địa tầng văn hóa thời Trần, ở nhiều khu vực khác nhau, đều xuất hiện một “lớp cổ vật” khiến các nhà khoa học xúc động. Sáu, bảy trăm năm đã qua, mà vẫn còn đọng lại những lớp than tro. Giáo sư Lê Văn Lan khẳng định, đó là dấu ấn của những năm tháng binh lửa can qua, khi kinh thành bị tàn phá bởi giặc Nguyên - Mông.
Diện tích rộng, khu vực khai quật còn hạn chế; công trình của triều đại sau dù có kế thừa, nhưng vẫn chồng lên, phá vỡ kiến trúc triều đại trước, cho nên hiểu biết về không gian Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần vẫn là những mảnh vỡ rời rạc. Nhưng kiến trúc, không gian Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ, Lê Trung hưng đã dần sáng tỏ. Các đợt khai quật trong hai năm 2013, 2014 đã xác định được sân thiết triều thời Lê sơ, thời Lê Trung hưng cơ bản trùng với không gian từ Đoan Môn đến nền điện Kính Thiên bây giờ. Một sân thiết triều mênh mông, chỉ riêng bề ngang đã rộng tới 120 m có nhiều công trình kiến trúc, nhất là hành lang dài, đồ sộ bao quanh sân, tạo nên một sân thiết triều quy mô hàng đầu khu vực. Cùng với nơi thiết triều, nơi làm việc của các vị vua là những công trình có vai trò quan trọng nhất của Hoàng thành. Cuộc khai quật khảo cổ học năm 2019 tại khu vực phía sau nền điện Kính Thiên vừa qua đã cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội nhận định: “Theo các thư tịch cổ, bản đồ cổ thì sau khu chính điện Kính Thiên là khu điện Cần Chánh. Vậy nếu đúng dấu tích kiến trúc tìm được tại khu vực này là kiến trúc cổng thì đây là di tích đánh dấu khu vực kiến trúc quan trọng thứ hai trên trục Trung tâm: Đó là khu vực điện Cần Chánh, nơi làm việc của Hoàng đế và triều đình Lê Trung hưng”.
Nhưng điều làm chúng ta tự hào, không chỉ ở trình độ quy hoạch, quy mô của các công trình, mà còn ở sự độc đáo trong thẩm mỹ, tư duy qua các thời kỳ. Thời Lý, sự cầu kỳ, tinh tế thể hiện ở những chiếc lá đề, viên ngói, đầu rồng, đầu phượng... gốm đất nung. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong mỹ thuật; đồng thời thể hiện tư tưởng độc lập về thẩm mỹ sau thời gian dài Bắc thuộc. Ở thời Lê, khi ghép các mảnh ngói hoàng lưu ly (gốm phủ men vàng), thanh lưu ly (gốm phủ men xanh lá cây), đầu, thân và đuôi rồng trên mái ngói... tìm được, các nhà khoa học đều nhất trí rằng, chưa kể trang trí trên đỉnh nóc, đầu đao, mỗi hàng ngói trong cung thời kỳ này đều có viên ngói diềm mái trang trí bằng đầu rồng, các viên ngói tiếp theo tạo thành thân rồng có vây mạnh mẽ, viên ngói áp mái đuôi rồng. Mái ngói sẽ là cả một “đàn rồng” và lấp lánh khi ánh nắng chiếu vào - một lối trang trí độc nhất vô nhị ở châu Á...
3. Mười năm trôi qua, kể từ khi Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Văn hóa thế giới, chúng ta vẫn trên con đường làm rõ hơn những giá trị. Kết quả khảo cổ đã minh chứng, dù lịch sử thăng trầm, dù các triều đại hưng - phế, dù kiến trúc có những xáo trộn, thì chưa kể thời Tiền Thăng Long (thành Đại La, dưới chế độ Bắc thuộc), các triều đại thời độc lập đã giữ nguyên vị trí đặt trung tâm quyền lực quốc gia tại chính nơi này liên tục gần tám thế kỷ, kể từ khi Lý Thái Tổ định đô và kết thúc khi Vua Quang Trung định đô tại Phú Xuân. Đó không chỉ là “pho sử bằng vật chất”, mà còn giúp hậu thế hiểu rõ thêm về trí tuệ của tiền nhân trong quy hoạch, tổ chức không gian; hiểu rõ hơn lịch sử kiến trúc, mỹ thuật ở tầm tinh hoa suốt chặng đường dài của dân tộc. Khảo sát công trường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói đến một khía cạnh mà chưa nhiều người để ý: “Kết quả khai quật để lại bài học quan trọng cho việc xây dựng đô thị hôm nay. Từ thời Lý, đường thoát nước đã có kích cỡ rộng 2 m, sâu 2 m. Cống thoát nước thời Lê Trung hưng nhỏ hơn, nhưng cũng rất quy mô, nắp cống bằng đá tảng, một chiều rộng hơn 1 m, một chiều hơn 0,6 m. Tất cả các công trình từ kiến trúc nổi, cho đến đường nước đều tuân thủ chặt chẽ theo hai trục bắc - nam, hoặc đông - tây. Đây là hệ thống kiến trúc được sắp xếp hết sức quy củ”.
Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO, các nhà khoa học đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: tiếp tục khai quật để khám phá, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Chỉ riêng diện tích Khu Di tích Thành cổ đã lên tới gần 14 ha. Nhưng mới chỉ khai quật được khoảng 6 - 7% diện tích. Phó Giáo sư Tống Trung Tín trăn trở: “Mỗi năm, chúng tôi khai quật chừng 1.000 m2. Chẳng biết thế hệ kế cận có đủ khả năng để hiểu hết về Hoàng thành không? Hay phải đợi thêm thế hệ nữa?”. Vừa khai quật, vừa phải dần tổng kết, để hình thành diện mạo Hoàng thành Thăng Long qua các đời. Bởi thế, phải tìm hướng khai quật một cách phù hợp nhất. Tiến sĩ Bùi Minh Trí (Viện Nghiên cứu kinh thành) đề xuất, Hà Nội sớm kết nối tư liệu để hình thành bản đồ cho từng thời kỳ. Chẳng hạn, về thời Lý, chúng ta tập hợp tất cả những dữ liệu thu được về thời này để dựng bản đồ. Tương tự như thế là thời Trần, thời Lê. Việc phân lớp sẽ khắc phục khó khăn trong hình dung diện mạo Thăng Long khi mỗi hố đào luôn chồng lấp nhiều thời kỳ khác nhau. Nhiều chuyên gia thống nhất đề xuất với TP Hà Nội, nên tập trung làm rõ hơn không gian điện Kính Thiên, đồng thời, mở rộng khu vực khai quật của năm 2019, để hiểu rõ hơn không gian điện Cần Chánh thời Lê - hai không gian quan trọng bậc nhất của Hoàng thành thời kỳ này, cũng như để làm rõ hơn những không gian của các triều đại trước đó.
Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình giáo dục di sản, giới thiệu di sản Hoàng thành bằng những ứng dụng thông minh của thời đại công nghệ. Hằng năm, đã có hàng trăm nghìn lượt người đến tham quan, học tập tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long. Nhưng chặng đường vẫn còn rất dài. Cái người dân mong mỏi, là được nhìn thấy một Hoàng thành Thăng Long “bằng xương, bằng thịt” chứ không phải hình dung qua những hố đào. Tư liệu về điện Kính Thiên thời Lê và không gian phụ cận đã từng bước sáng tỏ. Đó là cơ sở để dư luận, giới khoa học chờ mong, sẽ sớm được thấy lầu gác Hoàng cung qua triển khai phục dựng điện Kính Thiên.
Đến Hoàng thành Thăng Long, ngay khi vội vã, tôi vẫn dặn mình bước chân chậm lại. Vì ở mảnh đất thiêng này, ngay dưới bước chân mình, chỉ vài nhát cuốc sâu là đã chạm vào quá khứ. Ở đó, có tiếng vọng ngàn năm của các bậc tiền nhân...