Chế Độ Phép Của Quân Nhân

Chế Độ Phép Của Quân Nhân

Hỏi: Xin cho biết chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng?

Hỏi: Xin cho biết chế độ nghỉ phép đặc biệt của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng?

Sĩ quan, quân nhân trong quân đội là ai?

– Sĩ quan là cán bộ thuộc Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác được Nhà nước của Quốc gia đó phong, thăng quân hàm cấp Úy, Tá, Tướng. Có thể hiểu, sỹ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang của Việt Nam, đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Sĩ quan quân đội có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một trong những lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiệm quản lý và lãnh đạo các đơn vị cấp dưới. Sĩ quan quân đội là chức vụ được Nhà nước giao phó. Về cơ bản, chức danh này cũng có sự thăng quân hàm từ thấp đến cao. Ở từng mức quân hàm cụ thể, chức danh của sĩ quan được xếp cao thấp khác nhau. Đây là một bộ phận quan trọng trong lực lượng vũ trang của Việt Nam, tạo nên sức mạnh và xây dựng, quản lý hoạt động của bộ phận quân đội, nơi mà họ được phân công, bổ nhiệm công việc.

– Quân nhân là tên gọi chung cho những người phục vụ trong Lực lượng vũ trang của một quốc gia nói chung, trong một đơn vị quân đội nói riêng. Quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam là những người phục vụ trong lực lượng vũ trang của Việt Nam. Đây là những chủ thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh chính trị của đất nước ta. Thực tế, quân nhân được chia làm hai cấp độ: Quân nhân và quân nhân chuyên nghiệp.

Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể hiểu, sĩ quan, quân nhân trong quân đội là những lực lượng trực tiếp hoạt động trong quân đội nhân dân Việt Nam. Đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt, song, đây là hai lực lượng đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động của quân đội, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, duy trì nền hòa bình cho nước nhà.

Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về các chính sách đối với các chủ thể hoạt động trong quân đội. Các quy định này mang tính áp dụng về hoạt động của các chủ thể này, bao gồm chính sách hỗ trợ, công việc cụ thể, chế độ nghỉ phép… Do đây là lĩnh vực đặc biệt, nên cá nhân hoạt động ở đây cũng được điều chỉnh theo những quy chuẩn, quy định riêng.

Chế độ nghỉ phép năm đối với quân nhân trong quân đội:

Điều 5 113/2016/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm đối với quân nhân trong quân đội như sau:

– Thời gian được nghỉ phép năm của quân nhân trong quân đội:

+ Quân nhân hoạt động dưới 15 năm được nghỉ phép năm là 20 ngày;

+ Quân nhân phục vụ trong quân đội từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm thì được nghỉ phép năm là 25 ngày;

+ Quân nhân phục vụ trong quân đội từ đủ 25 năm  trở lên thì được nghỉ phép năm 30 ngày.

– Đối với quân nhân chuyên nghiệp đóng quân cách xa gia đình được ưu tiên nghỉ phép hằng năm như sau:

+ Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được nghỉ thêm 10 ngày phép mỗi năm;

+ Quân nhân đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 05 ngày mỗi năm.

Quy định về thời gian cho thêm ngày nghỉ phép năm đối với quân nhân chuyên nghiệp đảm bảo khoảng cách từ gia đình đến đơn vị là chính sach hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước đối với các chủ thể này.

– Thời gian đi đường của quân nhân không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm.

– Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, quân nhân chuyên nghiệp không được đơn vị bố trí nghỉ phép hằng năm thì ngoài tiền lương, quân nhân chuyên nghiệp  còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

Thông tư 113/2016/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Thông tư 153/2017/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Vấn đề bạn đọc hỏi được quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.

1. Thông tư số 153/2017/TT-BQP ngày 26-6-2017 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ nghỉ của sĩ quan QĐND Việt Nam như sau:

- Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày. Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày. Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

- Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500km trở lên. Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300km trở lên. Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.

- Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ 5 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km. Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên. Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

- Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân), do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định.

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:

- Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

- Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

2. Theo Thông tư số 113/2016/TT-BQP ngày 23-8-2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau: Dưới 15 năm phục vụ được nghỉ 20 ngày. Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm phục vụ được nghỉ 25 ngày. Từ đủ 25 năm phục vụ trở lên được nghỉ 30 ngày.

- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình được ưu tiên nghỉ phép hằng năm như sau: Đóng quân cách xa gia đình từ 500km trở lên hoặc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm. Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km đến dưới 300km và đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0 được nghỉ thêm 05 ngày mỗi năm.

- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở đơn vị đóng quân cách xa gia đình nếu có nguyện vọng thì được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ 01 lần.

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây: Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn; bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế; gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

3. Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6-4-2016 của Chính phủ, chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định cụ thể như sau:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hằng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.