Có Mấy Đại Dương Trên Trái Đất

Có Mấy Đại Dương Trên Trái Đất

Theo Kinky Data, Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2, chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu. Toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại (khoảng 150 triệu km2) vẫn chưa thể phủ kín bề mặt vùng đại dương này.

Theo Kinky Data, Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2, chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu. Toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại (khoảng 150 triệu km2) vẫn chưa thể phủ kín bề mặt vùng đại dương này.

Những địa phương ở Việt Nam có triển vọng sớm trở thành vùng xanh

Hiện nay, thế giới chỉ công nhận 5 vùng xanh như trên, chưa có thêm vùng xanh thứ 6. Một số người cho rằng, Việt Nam là quốc gia với nhiều địa phương hội tụ được không ít yếu tố để đạt danh hiệu "Blue Zones" toàn cầu. Nhưng, đó là khả năng, còn có thể trở thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào chính bản thân người Việt.

Đà Lạt, một địa danh thuộc tỉnh Lâm Đồng vốn nổi tiếng là vùng đất du lịch do khí hậu mát mẻ, thiên nhiên ôn hòa, đồi núi hoang sơ, rừng thông trải dài, những thác nước tuôn chảy và những hồ nước mộng mơ. Nói đến Đà Lạt, ai cũng nghĩ tới vùng đất bạt ngàn của đủ các loại hoa rực rỡ. Đà Lạt đã làm say đắm bao nhiêu thi nhân, bao nhiêu nhạc sĩ lãng mạn và những du khách đã đến và mong đến nhiều lần tiếp theo.

Giờ đây, Đà Lạt đã khoác trên mình một chiếc áo đô thị hiện đại, một thành phố đông đúc với những nhà cao tầng, những nhà hàng đầy ắp khách tham quan, khu chợ trở nên ồn ào, náo nhiệt…

Tất cả đang làm mờ dần hình ảnh một Đà Lạt thơ mộng với những chiều tím, những biệt thự nép mình trong những vườn cây êm ả, những đường phố vắng mờ sương của những ngày nào.

Những, cũng vào thời điểm nay, khách du lịch lại hướng tìm đến Cầu Đất, cách thành phố Đà Lạt chừng 20km về phía Đông Nam. Cầu Đất nằm trên đất xã Xuân Trường.

Những đồi chè ở Cầu Đất là một nét đặc trưng của vùng này. Đồi chè mang lại màu xanh bát ngát với mùi thơm dịu đã có tuổi đời trên một thế kỷ. Quang cảnh đồi chè ở đây đã khiến nhiều du khách bị thu hút cảnh đẹp bình yên của nó, làm họ liên tưởng đến những Blue Zones họ từng nghe hoặc từng thấy.

Với không khí mát lạnh và đất đai màu mỡ mà Cầu Đất sở hữu, dân cư nơi đây trồng được nhiều loại nông sản, cây trái và hoa. Họ dùng hàng ngày rau, củ, quả sạch do chính tay họ làm ra. Với chất lượng thức ăn tự tay làm, người dân khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Đồng thời, việc đi bộ quanh năm suốt tháng trên những đường dốc núi đồi, người dân tự nhiên đã thành những người tập thể dục thường xuyên hơn bất cứ nơi nào.

Rất nhiều người dân Cầu Đất sống đến tuổi 90, và có không ít cụ già đã gần 100 tuổi. Họ vẫn đi bộ thăm hỏi nhau và ra chợ để mua bán. Cộng đồng dân cư Cầu Đất sống yên bình trong không khí đồng thuận, gắn kết.

Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang có tham vọng biến Cầu Đất thành một Blue Zone thứ 6 của thế giới - điều này có thể thật sao?".

Nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu?

Nước trên Trái Đất xuất hiện ngay từ trong quá trình hình thành hành tinh, hoặc có nguồn gốc từ sao chổi và các tiểu hành tinh chứa băng đá va chạm với Trái Đất.

Hiện tại, một nghiên cứu mới đưa ra giả thuyết rằng nước có thể đã được mang đến hành tinh của chúng ta từ các sao Chổi cổ đại vào hàng triệu năm trước.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên văn đã nhìn vào dữ liệu từ Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại ở tầng bình lưu của NASA (SOFIA) và thấy rằng có những điểm tương đồng giữa nước có trên sao Chổi Wirtanen và nước trên Trái đất.

Trong tuyên bố, tác giả chính của nghiên cứu, Darek Lis, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một hồ chứa nước lớn giống như nước trên Trái đất nằm ở ngoài cùng của Hệ Mặt trời.

Nước rất quan trọng cho sự phát triển của sự sống như chúng ta đã biết. Chúng tôi không chỉ muốn hiểu nước đã được đưa đến Trái đất như thế nào mà còn tìm hiểu xem liệu quá trình này có thể xảy ra trong các hệ thống hành tinh khác hay không?”.

SOFIA là một phòng thí nghiệm của NASA tọa lạc trên một chiếc máy bay phản lực Boeing 747SP đã được sửa đổi để có thể mang theo một kính viễn vọng đường kính 106 inch. Nó được quản lý bởi Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA và là một dự án chung giữa NASA và Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức, DLR.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Dominique Bockelée - Morvan, nhà khoa học tại Đài Thiên văn Paris và Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp cho biết, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể liên kết tỷ lệ giữa nước nặng và thường của tất cả các sao Chổi tới một yếu tố duy nhất trên một hành tinh nào đó.

Còn có tên gọi là 46P, sao Chổi Wirtanen được nhà thiên văn học người Mỹ Carl Wirtanen phát hiện vào tháng 1/1948. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong nước tồn tại nước nặng có chứa thêm một neutron nằm bên trong một trong những nguyên tử hydro, có tên hóa học là HDO; nước thường được gọi là H2O.

Các tác giả kết luận rằng nếu sao Chổi chứa tỷ lệ các loại nước giống như đại dương của Trái đất, chúng có thể có chung nguồn gốc.

Giáo sư Bockelée-Morvan cho biết: “Chúng ta có thể cần suy nghĩ lại về cách chúng ta nghiên cứu sao Chổi vì lượng nước thoát ra từ các hạt băng dường như là chỉ số tốt hơn về tỷ lệ nước tổng thể so với nước thoát ra từ băng trên bề mặt thường thấy trên Trái đất”.

Nước đại dương chuyển màu xanh lá

Trong suốt 20 năm qua, nhiều vệ tinh đã chụp những bức ảnh về trái đất để gửi về các phòng nghiên cứu. Qua những bức ảnh, các nhà khoa học nhận thấy rằng, có đến 56% đại dương đang đổi màu.

Ở vùng nhiệt đới, hiện tượng đổi màu diễn ra nhanh chóng hơn. Màu xanh dương (blue) hay còn gọi là xanh lam, xanh nước biển đang chuyển sang màu xanh lá (green).

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, trong nhiều năm qua, nước biển đang ấm dần lên và màu xanh lá của đại dương đã tăng theo độ ấm đó. Nhà nghiên cứu Stephanie Dutkiewicz ở Khoa "Khoa học Trái đất, Khí quyển và Hành tinh" (Viện Công nghệ Massachusetts – Mỹ) cho rằng, nước biển chuyển sang màu xanh lá là hiện tượng tăng các thực vật phù du, từ đó làm tăng chuỗi thức ăn cho các loài chim biển, tôm cá, thậm chí là cả cá voi. Nước ấm hơn thì lượng thực vật phù du sinh sôi nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã là tốt. Lý do là, hiện tượng chuyển màu của nước biển sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng về cơ cấu tự nhiên của hệ sinh thái biển. Hiện nay, hiện tượng xanh lá của đại dương chưa có dấu hiệu sẽ xảy ra những hệ lụy gì thật tai hại, nhưng nó như một sự nhắc nhở về tình hình "sức khỏe" của đại dương đang có vấn đề, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa. Có thể đây là một biểu hiện về sự khủng hoảng toàn cầu về chuỗi thức ăn ở biển cả trong tương lai.

Nhà nghiên cứu B. B. Cael (Trung tâm Hải dương học Southampton – Anh) nhận định rằng, sự đổi màu của biển liên quan đến những hoạt động của con người, gây ra sự biến đổi khí hậu với những tác động tiêu cực đến sự sống nhân loại mà ta chưa lường hết được.

Chỉ biết rằng, sự khai phá rừng một cách bừa bãi đã làm cho độ che phủ mặt đất không đủ độ cần thiết để chống lại các đợt mưa lũ gây ra những vụ sạt lở, phá hoại mùa màng và nhà cửa.

Những vụ đốt rừng, cháy rừng làm mất nguồn gỗ quý, suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học, mất môi trường sống của động thực vật đã làm trái đất nóng lên, thay đổi khí hậu nhiều khu vực, suy giảm tầng ozon và làm mất đi nguồn tái sinh tự nhiên cũng như làm giảm độ che phủ của rừng.

Các vụ cháy rừng thải ra lượng lớn khí thải và vật chất dạng hạt vào khí quyển, gồm các loại khí CO2, C4H4, CO, VOCs, Sox, Nox, NH3. Những chùm ô nhiễm quy mô lớn thường gây ra sự suy giảm chất lượng không khí.

Nền công nghiệp sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt sẽ thải ra một lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ quả xấu cho môi trường. Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo nên những chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng.