Trẻ Em Vùng Cao Đi Học

Trẻ Em Vùng Cao Đi Học

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.

Hình ảnh đẹp về trẻ em vùng cao

Không giống như những trẻ em ở thành thị, trẻ em vùng cao có cuộc sống khá khó khăn, thiếu thốn từ cái ăn cái mặc đến chỗ vui chơi và học hành.

Những em bé lớn thì phải lên rẫy phụ cha mẹ còn các em nhỏ hơn thì ở nhà, tuy cuộc sống với bao nhọc nhằn nhưng trên gương mặt các em bé vùng cao luôn rạng ngời niềm vui với ánh mắt thơ ngây trong sáng.

Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao thể hiện qua những trò chơi dân gian

Nhiều người tự hỏi rằng cái ăn cái mặc còn thiếu thốn thì chỗ chơi đùa giải trí cho các em bé vùng cao như thế nào? Các em vui chơi ở đâu? Để có một công viên rộng lớn với các trò chơi hiện đại như ở thành thị là một điều quá xa vời với các em.

Trò giải trí của trẻ em ở đây thường là các trò chơi dân gian bình dị không kém phần hấp dẫn như: Cà kheo, ném cù, nhảy dây, chạy xe gỗ...

Góc ảnh dễ thương của em bé chơi trò ú tim

Khi phụ giúp việc ngoài ruộng rẫy cũng là những lúc vui đùa của các em bé vùng cao, hình ảnh cười tươi trên lưng trâu hay chạy đuổi bắt ngoài nương rẫy, nô nức tiếng reo hò mà bạn chỉ có thể thấy bắt gặp ở nơi đây.

Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu vui lắm nhé!

Tìm về bản Cát Cát thì đây là một bản làng người dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 Km và cũng là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sapa nói riêng và Lào Cai nói chung.

Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người sinh sống, Cát Cát xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa và là du lịch sinh thái lý thú dành cho du khách, tại nơi này bạn sẽ thường xuyên thấy hình ảnh những em thiếu nhi nô đùa với thiên nhiên - một hình ảnh đã đọng lại ấn tượng trong tâm trí du khách.

Đánh quay hay còn gọi là đánh cù là trò chơi dân gian nổi tiếng của các trẻ em vùng cao trong đó có trẻ em dân tộc Mông, đây là trò chơi thường dành cho các bé trai chơi với nhau, trò chơi này khá nguy hiểm nếu lỡ cù bị ném vào mặt hay đầu.

Đánh cù - trò chơi dân gian ưa thích của nhiều em bé người dân tộc ở miền núi

Còn các bé gái thì chơi trò nhảy dây khá nhẹ nhàng và vui nhộn, dây không phải dây thun mà được dùng bằng sợi mây hay dây đai làm dây nhảy.

Các bé gái thì chơi trò nhảy dây

Do điều kiện thiếu thốn nên cũng là động lực giúp các em sáng tạo ra những đồ chơi độc đáo từ những vật dụng đơn giản như gỗ, tre nứa, bánh xe…

Và đôi khi chỉ gồm vài bạn nhỏ cùng một sợi dây là đã có một trò chơi không kém phần hấp dẫn, vui nhộn vã cả mồ hôi trước khí trời se lạnh của miền núi, trong khi đó những trò chơi dân gian truyền thống ngày nay như kéo co, ú tim, nhảy dây...không còn thấy các em bé ở thành thị chơi đùa nữa.

Nét đẹp trong trẻo của những em bé vùng cao

Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao khi đến trường

Trường học của các em bé vùng cao là những căn nhà tre nứa tạm bợ và thường không chịu đựng nổi qua một con gió lốc, do đó vào các ngày hè chuẩn bị tựu trường các em phải lên rừng tìm tre nứa về gia cố lại lớp học.

Những ngôi nhà lợp bằng tranh thường rách nát như một ngôi nhà hoang qua một mùa gió về, lớp học quý giá nhất chỉ là tấm bảng và đồng phục học sinh là những bộ quần áo cũ sờn phai màu theo năm tháng, hôm nào trời gió lớn thầy cô phải cho các em học sinh ra học ngoài trời vì sợ sập nhà nguy hiểm đến các em.

Nét mặt hào hứng của các em bé vùng cao trong lớp học

Xem những hình ảnh trên không khỏi khiến chúng ta phải xót xa, những em bé ngây thơ dễ thương vô cùng như thế đáng lẽ phải được sống trong một điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn, hãy cùng VNTOUR làm chuyến hành trình tour Tây Bắc lên vùng cao thăm các em nhỏ, góp một phần sức nhỏ bé của mình vào dự án “Bữa cơm có thịt” để cải thiện bữa ăn cho các em nhé!

Vntour.com.vn. Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của vntour.com.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại vntour.com.vn.

Hiến pháp nước ta quy định rõ ràng về việc học: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” (điều 37); “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (điều 39)… Luật Giáo dục năm 2019 nêu cụ thể: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em” (điều 13); “Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” (điều 14)…

Như vậy, đi học là quyền của trẻ em; việc cho trẻ hay tạo điều kiện cho trẻ đến trường là trách nhiệm, là nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ và của Nhà nước. Việc cho trẻ đi học không phải là quyền của người lớn nên không thể nói “cho đi học” hoặc “cho nghỉ học”, ít nhất khi đến 16 tuổi. Cha mẹ và bất kỳ người lớn nào cũng không có quyền ngăn cản, hạn chế quyền đi học của trẻ.

Nhưng hiện vẫn còn một số gia đình có nhiều con mà không đủ năng lực bảo đảm các quyền của trẻ, trong đó có quyền được đi học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hay vẫn còn tình trạng một số người yêu cầu trẻ nghỉ học nửa chừng vì điều kiện kinh tế hoặc không quan tâm để trẻ sớm bỏ học. Một số người thì cho rằng trẻ em gái không cần học nhiều hoặc phải hy sinh việc học để tập trung chăm lo cho bé trai…

Dù vậy, chắc chưa có người làm cha, làm mẹ nào bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự khi không cho trẻ đi học; hay chắc cũng chưa có người lớn nào bị xử lý khi cản trở, ngăn cấm trẻ em thực hiện quyền được đi học của mình; chắc cũng không có cơ quan nhà nước nào bị xem xét trách nhiệm khi chưa tổ chức việc học tập tốt nhất cho trẻ em trên địa bàn của mình…

Như vậy, quyền đi học của trẻ em trên thực tế chưa được thực hiện đầy đủ và chưa được bảo vệ đúng mức. Các hành vi vi phạm quyền này cũng chưa bị xử lý thích đáng.

Việc không được bảo đảm quyền đi học của trẻ chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về mặt năng lực, nhân cách, kỹ năng… khi trẻ trưởng thành. Hậu quả đó tác động không nhỏ đến toàn xã hội. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc bảo đảm quyền đi học của trẻ, bắt đầu ngay từ trong gia đình và ở các nhà quản lý.

Đôi khi, chúng ta hay nhìn về thành tựu của một nền giáo dục ở các con số rất lung linh mà quên mất những con số ở phía sau, như số người còn mù chữ, số trẻ không được đi học… Suy cho cùng, thay vì cố gắng tạo ra các con số đẹp, chúng ta nên giảm các con số ở phía sau đó, tức là giảm đi những số phận con người chưa được may mắn.

Nét đẹp của trẻ em vùng cao qua cuộc sống hàng ngày

Khí hậu vùng đồi núi cao nguyên quanh năm phủ sương mù rất lạnh cho nên từ em bé đến người lớn luôn mặc trang phục dày để giữ ấm cơ thể.

Tuy nhiên do điều kiện thiếu thốn nên nhiều em bé vùng cao chỉ mặc một lớp áo mỏng manh, bữa cơm thường ngày rất ít khi có thịt mà chỉ là cơm trắng với nước canh loãng, trông thấy những cảnh như thế khiến du khách đến vùng cao không khỏi xót xa, nghẹn ngào.

Vẻ đẹp chân thực trên gương mặt em bé Mộc Châu - bức ảnh đẹp về trẻ em vùng cao

Nét đáng yêu qua cái nhìn bẽn lẽn của em bé vùng cao

Nụ cười tươi của hai chị em ở Sapa

Em hồn nhiên như mây trời Tây Bắc

Nhìn kỹ bức ảnh trên sẽ thấy bé nào cũng cười rất tươi

Những em bé vùng miền núi Việt Nam phải ăn cơm độn khoai, sắn hàng ngày, đối với các em một bữa cơm với thịt cá đầy đủ, những bộ áo ấm, những đôi dép không cần đẹp thôi cũng là một giấc mơ xa xỉ mà các em chưa bao giờ nghĩ đến.

Nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan Tây Bắc đã chứng kiến cảnh cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, những bữa cơm không đủ chất dinh dưỡng của trẻ em vùng cao mà không khỏi thương xót, vì vậy họ đã thành lập quỹ từ thiện, kêu gọi mọi người chung tay để các em có được bữa ăn đủ chất và có quần áo ấm hơn.

Nét ngộ nghĩnh dễ thương của em bé vùng cao được thể hiện dưới ống kính của nhiếp ảnh gia ngoại quốc

Nhiều du khách cảm động trước cuộc sống cơ cực của các em bé

Trong đôi mắt trong trẻo của em bé chất chứa nhiều giấc mơ

Một lần lên Tây Bắc vào tháng 9/201, nhà báo Trần Đăng Tuấn nguyên là phó tổng đài truyền hình Việt Nam VTV vô cùng xúc động trước những hình ảnh em bé vùng cao nên đã khởi xướng ý tưởng cho chiến dịch “Bữa cơm có thịt”.

Ngày nay được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, nhiều thành viên dự án về ý tưởng “Bữa cơm có thịt” đã lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự đóng góp của hàng nghìn người Việt và du khách quốc tế.

Những em bé vùng cao quây quần vui vẻ bên khách nước ngoài

Được ăn một ổ bánh mì cũng là một niềm vui không hề nhỏ của các em

Dễ thương làm dáng cho nhiếp ảnh gia chụp ảnh

Hàng ngày ngoài giờ đến trường các em bé vùng cao thường theo cha mẹ lên rẫy phụ giúp việc cày cuốc, trồng trọt, còn các em bé nhỏ hơn thì ở nhà hoặc đôi khi được mẹ địu trên lưng cùng ra rẫy.

Mẹ địu em trên lưng - Bức ảnh đẹp về trẻ em vùng cao