Thị Trường Xăng Dầu Việt Nam

Thị Trường Xăng Dầu Việt Nam

Trong tổng ngoại tệ 8,36 tỷ USD chi ra để nhập khẩu xăng dầu trong năm 2023, riêng nhập xăng dầu từ Hàn Quốc lên tới 3,2 tỷ USD, là thị trường cung ứng xăng dầu lớn nhất cho Việt Nam.

Trong tổng ngoại tệ 8,36 tỷ USD chi ra để nhập khẩu xăng dầu trong năm 2023, riêng nhập xăng dầu từ Hàn Quốc lên tới 3,2 tỷ USD, là thị trường cung ứng xăng dầu lớn nhất cho Việt Nam.

Petrolimex giữ vị trí chủ lực trên thị trường xăng dầu nội địa

Cùng các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và hơn 120 thương nhân phân phối xăng dầu, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 2 tháng đầu năm, chiếm hơn 38 - 39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 2.2024 tăng 0,06% về lượng và tăng 4,3% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 743.919 tấn, trị giá 617,03 triệu USD.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2024, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 1.480.983 tấn, trị giá 1,2 tỉ USD, giảm 19,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 2 tháng đầu năm 2024, chiếm hơn 38 - 39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn, trị giá 457,2 triệu USD, tăng 80,2% về lượng và tăng 68,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó riêng tháng 2.2024 nhập khẩu giảm 43,4% về lượng và giảm 41,5% kim ngạch so với tháng 1.2024 đạt 221.119 tấn, trị giá 168,5 triệu USD.

Tiếp sau là từ Singapore, chiếm hơn 23 - 24% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2024, đạt 346.252 tấn, trị giá 294,02 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 24,1% về kim ngạch. Riêng tháng 2 nhập khẩu đạt 243.010 tấn, trị giá 207,6 triệu USD, tăng 134,3% về lượng và tăng 140% về trị giá.

Thứ 3 là từ Hàn Quốc, 2 tháng đầu năm 2024 chiếm 21 - 22% tỷ trọng trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm 53,3% về lượng và giảm 58,3% về kim ngạch, đạt 331.755 tấn, trị giá 263,9 triệu USD. Riêng tháng 2 nhập khẩu từ thị trường này tăng 4% về lượng và tăng 7,1% về kim ngạch.

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc không còn là nguồn cung xăng dầu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Hàn Quốc. Singapore và Malaysia cũng là thị trường chủ yếu cung xăng dầu cho Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu thô, nhưng vẫn phải nhập nhiều dầu thô để đáp ứng đủ đầu vào cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn. 80% dầu thô phục vụ cho 2 nhà máy này đến từ nguồn nhập khẩu, còn xăng dầu thành phẩm vẫn cần nhập thêm khoảng 30% mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hỏa, mazut... và các sản phẩm hóa dầu khác.

Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh, loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến. Còn Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Do phụ thuộc lớn, nên hoạt động nhập khẩu xăng dầu cũng chịu sự tác động mạnh khi thế giới biến động, đặc biệt là về giá.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...