Học Phí Uef Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Học Phí Uef Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Vì vậy, các bạn thí sinh cần phân biệt được ngành Kinh tế quốc tế và ngành Kinh doanh quốc tế khác nhau như thế nào để đưa ra lựa chọn thật "chuẩn" khi đăng ký xét tuyển vào đại học.

Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều là những ngành thuộc nhóm kinh tế và gắn liền với tính toàn cầu hóa, nhưng vẫn có sự khác nhau ở một số điểm đặc thù. Vì vậy, các bạn thí sinh cần phân biệt được ngành Kinh tế quốc tế và ngành Kinh doanh quốc tế khác nhau như thế nào để đưa ra lựa chọn thật "chuẩn" khi đăng ký xét tuyển vào đại học.

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế

Bên cạnh yếu tố về chương trình đào tạo và kiến thức chuyên ngành, các bạn cũng có thể thấy được nét tương đồng, khác biệt giữa ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế dựa vào vị trí nghề nghiệp. Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc như: - Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp - Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường - Chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng - Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế - Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu,... Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận những vị trí công việc sau: - Chuyên viên đối ngoại tại các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. - Chuyên viên xuất nhập khẩu phụ trách giao dịch, đàm phán, ký kết, thực hiện các hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu với đối tác nước ngoài. - Chuyên viên xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường quốc tế, khai thác, tiếp cận và phát triển quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. - Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế tham gia xây dựng và vận hành các mô hình theo dõi tình hình tài chính của sản phẩm doanh nghiệp. - Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng, chăm sóc, tư vấn và quản lý tài khoản khách hàng, hỗ trợ giao dịch. Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, hy vọng các bạn đã hình dung được ngành Kinh tế quốc tế khác ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào, đây là cơ sở giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Với thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh tế, quản trị, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh  (UEF) luôn nổi trội trong phân khúc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay. Theo học ngành Kinh doanh quốc tế tại UEF, sinh viên được cung cấp kiến thức nền tảng về kinh doanh; luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế; quản trị nguồn nhân lực quốc tế; hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất - nhập khẩu, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế; kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương,…Chương trình đào tạo song ngữ luôn được cập nhật phù hợp với sự chuyển biến của kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình giảng dạy, học tập với các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng, chương trình thiết kế phù hợp nhiều đối tượng, giúp sinh viên rèn luyện khả năng ngoại ngữ tốt nhất khi ra trường. Sinh viên còn được phát huy tối đa tố chất bản thân trong môi trường chuẩn quốc tế với nhiều chương trình học và rèn luyện kỹ năng mềm tích hợp trong chương trình đào tạo, hoạt động phong trào, giao lưu học thuật… Tóm lại, ngoài các vấn đề liên quan đến khái niệm ngành nghề, cơ hội nghề nghiệp thì thắc mắc “Ngành Kinh doanh quốc tế xét tuyển những môn nào?” luôn là câu hỏi mà thí sinh quan tâm nhiều trong các mùa tuyển sinh.

Chương trình học của ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế ra sao?

Đối với ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Nếu lựa chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Điểm chung của 2 ngành này ngoài những kiến thức về kinh tế, sinh viên còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ để tạo lợi thế hội nhập thị trường lao động toàn cầu.

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế được hiểu như thế nào?

Để phân biệt rõ 2 ngành học này, trước tiên các bạn cần tìm hiểu khái niệm cũng như những môn học chuyên ngành phổ biến. Kinh tế quốc tế được xem là một trong những ngành chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong sự gắn kết, hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, lĩnh vực kinh tế quốc tế đã có sự bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu. Có thể hiểu đơn giản, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,…

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều thuộc nhóm ngành kinh tế mang tính toàn cầu

Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Khi chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn học bổ ích và thú vị như: Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Rủi ro và bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế….