Chương Trình Thương Hiệu Quốc Gia 2023

Chương Trình Thương Hiệu Quốc Gia 2023

Nội dung chính của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là gì?

Nội dung chính của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là gì?

Chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2023

(TG) - Năm 2022 sẽ là kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 8.

Song song với hoạt động xét chọn sản phẩm đạt THQG, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, tổ chức, hiệp hội thực hiện các nội dung đã được quy định chi tiết trong quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình THQG Việt Nam. Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục chủ động và linh hoạt trong việc hợp tác và đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc cung cấp chính xác, kịp thời các hoạt động xây dựng, phát triển quảng bá thương hiệu sản phẩm, THQG tới độc giả và doanh nghiệp.

Mục tiêu chương trình đặt ra: giai đoạn 2020 - 2030 tập trung xây dựng và phát triển THQG Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. Trên 1.000 sản phẩm đạt THQG Việt Nam, mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt THQG Việt Nam được quảng bá trong nước và tại thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Để tiến hành tham gia chương trình năm 2022, doanh nghiệp sẽ phải nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31/3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương. Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để việc nộp hồ sơ, đăng ký và xét chọn đảm bảo đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch.

Lễ Công bố xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2022 dự kiến được tổ chức vào Quý IV/2022 để vinh danh các doanh nghiệp đã theo đuổi và đáp ứng được các tiêu chí của Chương trình là: “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

Trong thời gian qua, Cục XTTM đã và đang tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, đăng ký xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ ở thị trường trong nước và quốc tế. Cục cũng đã mời các chuyên gia hàng đầu về đào tạo thương hiệu, phổ biến về bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.

Một trong những hoạt động quan trọng nhất là Cục đã phối hợp với Học viện doanh nhân MVV, các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới” vào ngày 19/04/2021 tại TP.HCM và Hội thảo Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt” đã thu hút sự tham gia đông đảo từ các cơ tại Hà Nội. Cả 2 hoạt động này đều nằm trong chương trình Tuần lễ THQG năm 2021. Diễn đàn và Hội thảo được tổ chức theo hình thức Hybrid đã thu hút được đông đảo cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới phát triển thương hiệu và xuất nhập khẩu, tập trung vào các vấn đề được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm liên quan đến việc tận dụng vị thế mới, giá trị mới của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức, tiếp tục xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Cục XTTM cũng tích cực phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế và tại các địa bàn xuất khẩu chủ lực, nhằm nâng cao vị thế và giá trị của Thương hiệu quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng/người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Đặc biệt, năm 2022 sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tại thị trường nước ngoài thông qua các đài truyền hình, báo chí quốc tế và các sự kiện văn hóa, kinh tế xã hội.

Cũng trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát tốt hơn, Cục XTTM một mặt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước, tăng cường giao dịch thương mại trong nước, mặt khác sẽ giúp doanh nghiệp củng cố, gia tăng sức mạnh thương hiệu sản phẩm, tạo đà xuất khẩu. Để sau khi dịch Covid 19 bị đẩy lùi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng được hồi phục, nền kinh tế trong nước và thế giới lấy lại đà tăng trưởng. Khi thị trường trong và ngoài nước bùng nổ về nhu cầu hàng hóa thì các doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm Việt Nam sẽ là điểm sáng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 20/12, tại Diễn đàn Khởi nghiệp quốc gia 2022, thay mặt Ban Tổ chức, ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chính thức phát động chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2023.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa cho biết, tại Festival khởi nghiệp 2023, nhiều kinh nghiệm, thông tin thực tiễn được các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà trường sẽ được chia sẻ.

Cùng với đó là những xu hướng và định hướng chính sách để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa phát động Chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2023

Bước sang năm 2023, chương trình Khởi nghiệp quốc gia tiếp tục củng cố và hợp tác chặt chẽ với các bộ ban ngành, tổ chức quốc tế để hỗ trợ các địa phương, trường đại học/cao đẳng trên toàn quốc về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở.

Chương trình Khởi nghiệp quốc gia hứa hẹn sẽ tiếp tục là sân chơi bổ ích thu hút sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp gồm thanh niên, sinh viên, doanh nghiệp trẻ nhằm mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp mới, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân sáng tạo trong tương lai.

Tại lễ phát động, Câu lạc bộ Khởi nghiệp Liêm chính ra mắt Ban điều hành nhiệm kỳ 2023 - 2025 do ông Đỗ Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Rain Coffee làm chủ nhiệm CLB.

Câu lạc bộ Khởi nghiệp Liêm chính hoạt động dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) và Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia VSMA. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kì này của CLB là tham gia vào việc thực hiện và lan tỏa tinh thần đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân mới của VCCI và xây dựng văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

Theo Báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, năm 2023, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) với nòng cốt là Chương trình cấp quốc gia về XTTM đã được triển khai với định hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng khai thác các thị trường mới ở Trung đông, châu Phi, Nam Mỹ,... song song với các thị trường truyền thống; tăng cường tận dụng và khai thác cơ hội từ các thị trường có FTA; tăng cường các hoạt động XTTM liên kết vùng, miền nhằm mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu.

Theo đó, Chương trình cấp quốc gia về XTTM năm 2023 được Bộ Công Thương phê duyệt gồm 113 đề án XTTM với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 136 tỷ đồng gồm các hoạt động XTTM phát triển ngoại thương và các hoạt động XTTM phát triển thị trường trong nước với các nội dung thiết thực, phương thức đa dạng để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương. Theo thống kê sơ bộ, tính đến tháng 12 năm 2023, các hoạt động XTTM thuộc Chương trình cấp quốc gia về XTTM đã hỗ trợ gần 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia và hưởng lợi trực tiếp (chưa bao gồm các doanh nghiệp được hưởng lợi thông qua việc tiếp cận từ các phương tiện thông tin đại chúng) với giá trị hợp đồng ký kết trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm quốc tế đạt gần 125 triệu USD, doanh số bán hàng tại các hội chợ, triển lãm cấp vùng đạt hơn 142 tỷ đồng; cũng như giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời, tìm hiểu, tiếp cận, kết nối với các thị trường, đối tác mới, tận dụng được các lợi thế từ các FTA, tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Kết quả thực hiện các hoạt động XTTM năm 2023 trong các lĩnh vực như sau:

1. Một số hoạt động XTTM tiêu biểu

- Hoạt động hội chợ, triển lãm, giao thương:

+ Cục XTTM đã trực tiếp tổ chức các hội chợ, triển lãm ở trong nước có quy mô lớn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ và trực tiếp tổ chức/hỗ trợ các tổ chức XTTM tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế có quy mô lớn, uy tín trong những lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhằm giúp duy trì sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam, thương hiệu quốc gia Việt Nam, thương hiệu ngành hàng Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu quan trọng. Có thể kể đến như: Hội chợ Thương mại quốc tế - Vietnam Expo 2023, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2023 - Vietnam Foodexpo 2023, Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 7 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 27 (Trung Quốc), Hội Chợ quốc tế tại Hải Khẩu - Hải Nam, Trung Quốc, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 20 (CAEXPO 2023), Hội chợ nhập khẩu quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc 2023 (CIIE 2023), Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2023 (Hoa Kỳ), Hội chợ Đồ gỗ nội ngoại thất tại Mỹ - High Point Market 2023 (Hoa Kỳ), Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm ANUGA 2023 (Đức), Triển lãm thủy sản toàn cầu 2023 Barcelona (Tây Ban Nha), Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul 2023 (Hàn Quốc),…

+ Cục đã tổ chức các đoàn giao dịch xúc tiến thương mại và đầu tư tại các thị trường nước ngoài như: Anh, Bun-ga-ri, Trung Quốc, Iran, Indonesia, Úc…, giúp doanh nghiệp có cơ hội khảo sát thực tế tình hình thị trường, kết nối các đối tác kinh doanh và đầu tư triển vọng. Đồng thời, tổ chức đón đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào giao thương với doanh nghiệp Việt Nam: Philippines, Đan Mạch,…

- Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường cho địa phương, doanh nghiệp:

Các hoạt động cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng cho các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin về các thị trường xuất khẩu mục tiêu quan trọng và một số thị trường mới còn nhiều dư địa khai thác đã được Cục XTTM đã triển khai thực hiện hiệu quả thông qua các hoạt động cụ thể:

+ Tổ chức chương trình giao ban XTTM với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng nhằm chủ động cập nhật kịp thời các yêu cầu xúc tiến xuất khẩu, nhập khẩu của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp; đồng thời tạo diễn đàn phổ biến thông tin, chính sách, cơ hội thị trường, phục vụ công tác tham mưu, tư vấn chính sách và điều hành hoạt động XTTM, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp giải quyết những bất cập, khó khăn về thị trường, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường xuất nhập khẩu.

+ Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sản xuất và phát sóng Chương trình Nhịp cầu Thương vụ năm 2023 hàng tuần trên kênh VTV1 (47 số chương trình) nhằm tạo thêm kênh cung cấp thông tin về yêu cầu về chất lượng sản phẩm, yêu cầu mẫu mã, các quy chuẩn tiêu chuẩn tại các thị trường trên thế giới, qua đó giúp cho các doanh nghiệp điều tiết sản xuất, thay đổi quy trình để phù hợp và đáp ứng thị trường xuất khẩu, tránh được các vi phạm các quy định về hàm lượng chất cấm trong sản phẩm, các quy định về chống bán phá giá.... cũng như giúp doanh nghiệp tiếp cận được các cơ hội mở rộng xuất khẩu khi nắm rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu tại các thị trường này.

+ Phát hành các Bản tin xuất khẩu định kỳ 2 tuần/số với các chuyên đề nóng, mang tính thời sự cao với các thông tin về các sự kiện XTTM, xuất nhập khẩu, chính sách mới…

+ Thường xuyên tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp với các nội dung đa dạng như: các vấn đề tiếp cận và phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác,…

- Kết nối nhà cung cấp ở các địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức XTTM

Trong năm 2023, nhằm kết nối các doanh nghiệp, nhà cung cấp ở các địa phương trong cả nước với các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị phân phối và tổ chức, cơ quan XTTM nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, Cục XTTM đã phối hợp với các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến các địa phương thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam tổ chức các chương trình kết nối quy mô lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị phân phối và tổ chức, cơ quan XTTM nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam lần lượt tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Các chương trình kết nối đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào mạng lưới phân phối nước ngoài; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối của các địa phương tìm hiểu thông tin thị trường, thúc đẩy sản xuất, kết nối cung cầu hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân và đẩy mạnh xuất khẩu; cũng như hỗ trợ kết nối các nhà cung ứng địa phương với các nhà phân phối lớn (Central Retail, Aeon,..) và các nhà nhập khẩu nước ngoài (Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…).

- Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại

Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực công thương đã được Cục tiếp tục được triển khai với nhiều hoạt động đa dạng, tiêu biểu là một số hoạt động:

+ Tổ chức 03 đoàn xúc tiến đầu tư - thương mại tại Trung Quốc (Quảng Châu và Hàng Châu, Thượng Hải và Giang Tô) và Nhật Bản với sự tham gia của 06 địa phương (Lai Châu, Thái Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hậu Giang, Cà Mau), 20 khu công nghiệp/cụm công nghiệp nhằm hỗ trợ các địa phương, khu công nghiệp, doanh nghiệp tiếp xúc, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài Trung Quốc và Nhật Bản.

+ Tổ chức khu gian hàng Xúc tiến đầu tư vào Việt Nam (Invest in Vietnam) trong khuôn khổ hội chợ Vietnam Expo 2023 với sự tham gia của 04 địa phương: An Giang, Kiên Giang, Bình Phước, Đà Nẵng cùng 02 khu công nghiệp, khu kinh tế (Amber Yên Quang và Nghi Sơn); tổ chức khu gian hàng Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số và đầu tư công nghiệp thực phẩm Việt Nam trong khuôn khổ Triển lãm Vietnam Foodexpo 2023.

+ Phối hợp với KOTRA, Ban Korea Desk và chuyên gia Hàn Quốc tổ chức tập huấn, đào tạo về công tác xúc tiến đầu tư cho các cán bộ, đại diện khu công nghiệp và doanh nghiệp tại địa phương (Hải Dương, Thái Bình, Hậu Giang), khảo sát, tư vấn trực tiếp cho chính quyền địa phương về công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ xây dựng tài liệu quảng bá, xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư với thị trường Hàn Quốc; tổ chức Tọa đàm chính sách trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, Hội nghị Kết nối đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc; phối hợp với JETRO tổ chức Hội nghị Kết nối đầu tư Việt Nam - Nhật Bản; phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu hàng dệt may Hồng Kông (HKKEMA), Hiệp hội Vận tải biển Hồng Kông (HKSC) tổ chức Hội nghị Hợp tác Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc).

- Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia

Nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông góp phần phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2023 và tiếp nối thành công từ những năm trước, năm 2023, Cục XTTM đã tham mưu Bộ Công Thương phê duyệt tổ chức Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023 - Vietnam Grand Sale 2023 từ ngày 04/12/2023 - 10/01/2024 trên phạm vi toàn quốc.

Theo đó, Chương trình do Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương; Sở Công Thương các địa phương; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các hoạt động phát động, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chương trình khuyến mại kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử có nội dung đa dạng hấp dẫn hướng đến khách hàng, người tiêu dùng với việc chủ động quyết định áp dụng hạn mức khuyến mại tối đa lên đến 100%; đồng thời, đảm bảo việc thực hiện các hoạt động khuyến mại hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật.

Chương trình là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra, giúp khai thác tối đa thị trường nội địa để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm, góp phần vào việc duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023.

2. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác XTTM

- Về xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác XTTM: Nhằm đổi mới phương thức XTTM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong XTTM để thích ứng và tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra hiện nay, Cục XTTM đã và đang triển khai xây dựng Hệ sinh thái XTTM số (DECOBIZ). Đây là nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động XTTM gồm nhiều cấu phần nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số. Trong đó, một số cấu phần đã phát triển và triển khai như: hệ thống thống quản trị thông tin điều hành XTTM; hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning) với một số mô-đun cơ bản, tích hợp các kho học liệu nhằm nâng cao năng lực XTTM; hệ thống truy xuất nguồn gốc XTTM (iTrace247); nền tảng bản đồ XTTM sản phẩn nông sản có tiềm năng xuất khẩu; nền tảng hội chợ, triển lãm… cùng một số cấu phần khác đang được nghiên cứu, phát triển và lên kế hoạch triển khai thực hiện.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực XTTM trên nền tảng số cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã:

Nhằm nâng cao năng lực thực hiện công tác XTTM trên các nền tảng số Cục XTTM đã triển khai các khóa tập huấn với các nội dung đa dạng, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực thu hút sự tham gia của đông đảo học viên từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã của các địa phương, cụ thể:

+ Tổ chức 10 khóa tập huấn về nội dung hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh thương mại qua nền tảng số, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn thông qua phương thức, kỹ năng livestream bán hàng trên nền tảng số hoặc các ứng dụng, mạng xã hội (Tiktok, Facebook,…) tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình, Tây Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Nông,….

+ Tổ chức các 07 khóa “Tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động XTTM” cho đội ngũ cán bộ làm việc tại cơ quan, tổ chức XTTM tại các địa phương như: Bạc Liêu, Bình Phước, Nghệ An, Hưng Yên...

+ Tổ chức 07 khóa “Tập huấn áp dụng truy xuất nguồn gốc hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại các địa phương như Bắc Kạn, Đắk Lắk,...

3. Hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến thương mại

Với vai trò là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong việc thực hiện, điều phối các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức hợp tác và diễn đàn XTTM trong khu vực, Cục XTTM đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với các cơ quan quản lý, tổ chức XTTM nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kĩ thuật của các đối tác nước ngoài trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương XTTM. Một số hoạt động hợp tác quốc tế tiêu biểu trong năm 2023 gồm:

- Đàm phán, tổ chức lễ ký kết 07 biên bản ghi nhớ (MoU) với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức), Tổ chức chuyên gia cao cấp Hà Lan (PUM), Cơ quan XTTM Iran, Ủy ban XTTM quốc tế Thượng Hải (CCPIT Thượng Hải), Tổ chức Helvetas (Thụy Sĩ) tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Trung tâm Marketing và Quản lý giá Quốc gia Belarus về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực XTTM và đầu tư ngành Công Thương;

- Phối hợp với các Cơ quan XTTM của Trung Quốc tổ chức 05 Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc với các địa phương của Trung Quốc (các tỉnh, thành phố: Vân Nam, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Trùng Khánh, Bắc Kinh) nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện giao thương, kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu, doanh nghiệp của Trung Quốc, qua đó thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc;

- Triển khai hoạt động hợp tác đa phương trong khuôn khổ các tổ chức Cục XTTM là thành viên như: Trung tâm ASEAN – Nhật Bản, Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc, Diễn đàn XTTM châu Á (ATPF),…; tham gia đoàn công tác Bộ Công Thương tham dự các các kỳ họp UBLCP Việt Nam với Bulgaria, Uzbekistan, Mozambique, các kỳ họp UBHH/Tiểu ban hợp tác Thương mại giữa Việt Nam với Rumani, Niu Di-lân, Ý.

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Hợp phần 3 Dự án chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thuỵ Sỹ tài trợ (Swiss Trade Policy and Export Promotion Programme) nhằm hỗ trợ cho các Hiệp hội, ngành hàng triển khai các dự án hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

- Tiếp tục trao đổi, làm việc với phía Trung Quốc qua mọi kênh, mọi cấp để thúc đẩy sớm thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam), thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) và thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) theo nhiệm vụ đã được Chính phủ giao.

4. Hoạt động hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp thực hiện công tác XTTM thông qua Hệ thống Văn phòng XTTM Việt Nam tại nước ngoài

Thông qua hệ thống Văn phòng XTTM Việt Nam tại nước ngoài gồm 03 Văn phòng XTTM/Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam được đặt các thị trường xuất khẩu trọng điểm là Hoa Kỳ và Trung Quốc, Cục XTTM đã hỗ trợ tích cực cho các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu thị trường, chính sách của nước sở tại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, trưng bày và giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đến các doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ triển khai hoạt động XTTM tại nước ngoài (như Hội chợ Thủy hải sản Bắc Mỹ 2023, Hội chợ đồ nội ngoại thất High Point Market tại Hoa Kỳ 2023, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2023, Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc 2023,…) cũng như liên hệ, phối hợp với các cơ quan thương mại, cơ quan XTTM nước sở tại kết nối đối tác xuất nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời, các Văn phòng XTTM Việt Nam tại nước ngoài cũng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức XTTM nước ngoài về chính sách thương mại, xuất nhập khẩu, các Hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế tại Việt Nam (như Hội chợ Vietnam Expo 2023, Triển lãm Vietnam Foodexpo 2023,…) để tham dự, hỗ trợ tìm kiếm đối tác trong nước cho các doanh nghiệp nước sở tại có mong muốn trực tiếp tìm hiểu kinh doanh, tạo lập quan hệ thương mại và đầu tư vào Việt Nam,…

5. Kế hoạch hoạt động XTTM năm 2024

Bước sang năm 2024 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0-6,5% theo Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt từ 6 - 6,5%; trong đó xuất khẩu từ chỗ giảm khoảng 10% trong năm 2023 sẽ tăng khoảng 10% trong năm tới là động lực cho tăng trưởng GDP. Trong khi đó, theo nhiều dự báo, kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng khoảng 2,4 - 2,9%, lạm phát giảm còn khoảng 3,5% (so với mức 5.5% của năm 2023). Trong đó, vẫn còn 4 rủi ro, thách thức chính với kinh tế thế giới, đó là:

- Xung đột địa chính trị phức tạp, làm gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn;

- Sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sĩ, nợ côn và nợ tư tăng dẫn đến rủi ro thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu mong manh hơn;

- Rủi ro an ninh năng lượng và an ninh lương thực còn hiện hữu;

- Giá cả, lạm phát, lãi suát toàn cầu giảm nhưng còn ở mức cao.

Trong bối cảnh đó, để xuất khẩu trở thành động lực quan trọng góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội thông qua, các định hướng lớn của công tác XTTM trong năm 2024 như sau:

Một là, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, chuyển đổi số phải gắn với chuyển đổi xanh trong XTTM một cách tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển ngoại thương bền vững;

Hai là, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện các hoạt động XTTM quy mô lớn, tầm quốc gia và quốc tế, tương xứng vị thế và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là những ngành, lĩnh vực XK có thế mạnh, trên các thị trường xuất khẩu chủ lực. Chú trọng triển khai các hoạt động XTTM, quảng bá thương hiệu quốc gia gắn với các hoạt động ngoại giao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Công Thương ở trong nước và quốc tế;

Ba là, tiếp tục tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức, đối tác quốc tế nhằm đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực XTTM cho các BSO và cộng đồng doanh nghiệp.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Để tổ chức thực hiện Chương trình, Bộ trưởng Công thương thành lập Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình.