Việc dạy học thay đổi theo hướng tự chọn nên theo tôi việc tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học tới trở đi và tuyển sinh vào đại học sau 3 năm nữa buộc phải thay đổi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở THPT.
Việc dạy học thay đổi theo hướng tự chọn nên theo tôi việc tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học tới trở đi và tuyển sinh vào đại học sau 3 năm nữa buộc phải thay đổi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở THPT.
Tại Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Theo đó, học sinh lớp 10 học 6 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Học sinh lớp 10 học bao nhiêu môn học bắt buộc? (Hình từ Internet)
Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kế hoạch giáo dục trong năm học về thời gian học của học sinh lớp 10 như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.
Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Trong đó, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Cấp trung học phổ thông)
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, học sinh lớp 10 có thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Ngoài ra, khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
Năm học 2022 - 2023, lớp 10 cấp THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới), bắt đầu giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp”.
Mục tiêu giáo dục ở THPT thật sự thay đổi căn bản và toàn diện!
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, bội dung giáo dục địa phương.
Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: nhóm môn khoa học xã hội: lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm môn khoa học tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học; nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: công nghệ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật).
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm học tới, học sinh lớp 10 sẽ được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.
Các trường THPT buộc phải thay đổi về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới, đáp ứng tối đa nhu cầu tự chọn của học sinh.
Căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Lưu ý: sách giáo khoa tại mỗi địa phương sẽ được các trường lựa chọn (từ danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định chọn sách giáo khoa sử dụng trong địa bàn nên học sinh các địa phương trên cả nước có thể được học bộ sách giáo khoa môn toán khác nhau.
Hiện nay có 3 bộ sách giáo khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống; Cánh diều; Chân trời sáng tạo.